28/05/2017, 19:38

Phân tích Sự trường tồn của tác phẩm văn học – Văn lớp 12

Đề bài: Phân tích Sự trường tồn của tác phẩm văn học – Văn lớp 12 Để làm nên một tác phẩm, nhà văn quan sát và gom nhặt những nội dung phạm vi đời sống khách quan, sau đó bằng những phương thức biểu hiện nhà văn truyền đạt phạm vi đời sống ây vào trong tác phẩm. Độc giả đọc tác phẩm, sau đó ...

Đề bài: Phân tích Sự trường tồn của tác phẩm văn học – Văn lớp 12 Để làm nên một tác phẩm, nhà văn quan sát và gom nhặt những nội dung phạm vi đời sống khách quan, sau đó bằng những phương thức biểu hiện nhà văn truyền đạt phạm vi đời sống ây vào trong tác phẩm. Độc giả đọc tác phẩm, sau đó cảm nhận tác phẩm. Đây được gọi là quá trình tiếp nhận văn học. Có những tác phẩm có sức sống lớn theo thời gian vượt qua cả tuổi của tác giả. Nói cách khác, tác phẩm giá ...

Đề bài: Phân tích Sự trường tồn của tác phẩm văn học – Văn lớp 12


Để làm nên một tác phẩm, nhà văn quan sát và gom nhặt những nội dung phạm vi đời sống khách quan, sau đó bằng những phương thức biểu hiện nhà văn truyền đạt phạm vi đời sống ây vào trong tác phẩm. Độc giả đọc tác phẩm, sau đó cảm nhận tác phẩm. Đây được gọi là quá trình tiếp nhận văn học. Có những tác phẩm có sức sống lớn theo thời gian vượt qua cả tuổi của tác giả. Nói cách khác, tác phẩm giá trị có sức trường tồn theo thời gian năm tháng.


Người sáng tác phản ánh phạm vi đời sống xã hội vào tác phẩm và làm nên tác phẩm. Thế nhưng cuộc đời của tác phẩm đó có thể dài hơn cuộc đời của tác giả. Có những tác phẩm giá trị của nó trường tồn theo thời gian khi mà người làm ra nó không còn sống trên cõi đời này. Để làm nên sự trường tồn ấy, tác phẩm phải có đủ cả ba giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng. Đồng thời hàm chứa những giá trị cao hơn là giá trị nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục.


Thực tế chứng minh, trong nền văn học Việt Nam có những tác phẩm có sức trường tồn lớn và đến tận bây giờ những nhà nghiên cứu vẫn còn tiếp tục khai thác những giá trị của nó. Ví như Truyện Kiều của Nguyễn Du, nó là một tác phẩm gần gũi nhân dân ta từ người già đến trẻ nhỏ, từ người nông dân đến người thành phố. Nếu bảo tất cả mọi người thuộc hết tất cả những câu thơ của Truyện kiều thì không có thế nhưng một số đoạn trích thì lại có rất nhiều. Trẻ con thì được học trong sách giáo khoa còn người lớn truyền miệng qua những lời ru à ơi. Nhà thơ Nguyễn Du đã không còn từ lâu thế nhưng Truyện kiều vẫn được dịch ra nhiều thứ tiếng, được xuất hiện trong những lời ru của các bà mẹ trẻ hát ru cho con ngủ hay xuất hiện trong những trang nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giảng viên.


Hay từ những tác phẩm văn học mang tính chất chính trị như Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Những tác giả ấy đã không còn thế nhưng văn chương của họ vẫn thường xuyên xuất hiện trên những trang sách của người học. Gía trị tác phẩm của họ đến nay hiếm có một ai vượt qua. Tác phẩm ấy theo thời gian vẫn cứ trường tồn với biết bao thế hệ bạn đọc. Nó phản ánh một thời kì dân tộc biết bao nhiêu biến động lịch sử. Người đọc tìm đến nó như một cách thức để quay lại quá khứ dân tộc và cảm nhận nỗi đau, tình cảm yêu nước của dân tộc mình.


Nạn đói năm 1945 cũng được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân hay con sông Đà vừa thơ mộng trữ tình lại vừa hung bạo của nhà văn Nguyễn Tuân. Họ đều không còn nữa nhưng những tác phẩm ấy vẫn trường tồn đến tận nay và có lẽ sẽ trường tồn đến tận mai sau. Bởi giá trị phản ánh xã hội và nghệ thuật của tác phẩm đạt tới trình độ xuất sắc khiến cho sức sống của nó vượt qua cả thời gian tuyến tính.

su truong ton cua tac pham van hoc


Để làm nên một tác phẩm trường tôn công sức của tác giả là quá lớn, tuy nhiên cũng không thể không kể đến công lao của những nhà phê bình. Bởi vì họ nghiên cứu tác phẩm, tìm và chỉ ra những cái hay của tác phẩm. Việc làm đó giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc hơn, đúng hơn về tác phẩm. Một khi độc giả thấy hay thì tác phẩm đó mới trường tồn được.


Như vậy, sức sống của một tác phẩm không phụ thuộc vào sự sống của người làm ra nó mà sự trường tồn của nó được xây dựng nên chính bởi những giá trị nội tại bên trong nó.

 

0