05/06/2017, 10:41

Các cấp tổ chức của thế giới sống

BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG I. Cấp tế bào Khái niệm: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay ...

BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG I. Cấp tế bào Khái niệm: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào. Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên ba thành phần cơ bản là: màng sinh chất, chất tế bào và nhân, nhưng các đại phân tử và bào quan chỉ ...

BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

 

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Cấp tế bào

Khái niệm: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào. Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, bào quan, tạo nên ba thành phần cơ bản là: màng sinh chất, chất tế bào và nhân, nhưng các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.

II. Cấp cơ thể:

Khái niệm: Cơ thể là cấp tổ chức sông riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.

III. Cấp quần thể

Khái niệm: Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có những khả năng giao phối cho ra con cái. Mỗi quần thể được đặc trưng bởi một số chỉ tiêu như mật độ, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ các nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố khả năng thích ứng và chống chịu với nhân tố sinh thái của môi trường.

IV. Cấp quần xã

Là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cũng giống như một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà nó gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào?

Các tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức ở trên. Cấp tổ chức cao hơn không chỉ có các đặc điểm của cấp tổ chức thấp hơn mà còn có những đặc điểm nổi trội mà cấp tổ chức dưới không có được. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp được hình thành do sự tương tác cũng như sự tập hợp của các bộ phận cấu thành.

Câu 2. Hãy nêu các câ'p tổ chức chính của hệ thống sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó?

a) Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:

- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sông đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.

- Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

- Quần thể - loài: các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.

- Quần xã là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sông trong vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hay khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong môi tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.

- Hệ sinh thái - sinh quyển: tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thủy quyển,' địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.

+ Hệ sinh thái: các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác vổi môi trường sống của chúng. Sinh vật và môi trường trong đó chúng sông tạo nên một thể thông nhất được gọi là hệ sinh thái.

+ Sinh quyển: tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của trái đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

b) Tương quan về cấu trúc và chức năng sống:

Cấp cao bao gồm thành phần cấp thấp, hoạt động sông của cấp cao phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động của các cấu thành cấp thấp.

Câu 3. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống?

Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống, bởi vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sông và sự sông chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Các đại phân tử trong tế bào chưa sống. Chúng chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào. 

Câu 4. Vật chất sống trong tế bào có cấu tạo như thế nào?

a. Các phân tử vô cơ —> các phân tử hữu cơ —> các đại phân tử —> hệ thống siêu phân tử —> các bào quan.

b. Các phân tử vô cơ —> các đại phân tử các phân tử hữu cơ —> hệ thống siêu phân tử —> các bào quan.

c. Các phân tử vô cơ —> các phân tử hữu cơ —> các đại phân tử —> các bào quan —> hệ thông siêu phân tử.

đ. Các phân tử hữu cơ —> các phân tử vô cơ —> các dại phân tử —> hệ thống siêu phân tử —> các bào quan.

Đáp án : a

Câu 5. Chọn câu trả lời đúng: thế nào là bào quan?

a. Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào

b. Là bộ phận có vai trò quyết định trong di truyền và tổng hợp prôtêin và cacbohiđrat

c. Là Các cơ quan trong tế bào thực hiện ,mọi hoạt động sống của tế bào

d. Cả b và c đều đúng

Đáp án: a

0