24/05/2017, 13:04

Bình luận câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn ngữ văn 7

Binh luan cau tuc ngu Uong nuoc nho nguon – Đề bài: Uống nước nhớ nguồn luôn là truyền thống là đạo lý của dân tộc ta. Em hãy viết bài văn bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn để thấy được điều đó. Trải dài suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã vun đắp ...

Binh luan cau tuc ngu Uong nuoc nho nguon – Đề bài: Uống nước nhớ nguồn luôn là truyền thống là đạo lý của dân tộc ta. Em hãy viết bài văn bình luận câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn để thấy được điều đó. Trải dài suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã vun đắp và gây dựng nên biết bao truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, truyền thống “tôn sư trọng đạo”…Đặc biệt là truyền thống ...

– Đề bài: Uống nước nhớ nguồn luôn là truyền thống là đạo lý của dân tộc ta. Em hãy viết bài văn để thấy được điều đó.

Trải dài suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã vun đắp và gây dựng nên biết bao truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, truyền thống “tôn sư trọng đạo”…Đặc biệt là truyền thống nhân nghĩa, được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đây là một đạo lí sâu sắc ở đời và có giá trị sâu sắc cho đến tận ngày nay.

Câu tục ngữ nào cũng có hai lớp nghĩa của nó, câu tục ngữ này cũng vậy. Nghĩa đen của câu tục ngữ muốn nói đến khi chúng ta được sử dụng dòng nước trong lành, tươi mát thì hãy nhớ đến nơi ngọn nguồn của dòng nước, nhớ đến công sức của những người đã tìm ra nguồn nước và khơi nguồn để dòng nước đến được với chúng ta. Lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ thì mở rộng hơn về phạm vi ý nghĩa, không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa người uống nước với kẻ khơi nguồn mà mở rộng hơn thành mối liên hệ giữa người được hưởng thụ và người mất công sức xây dựng thành quả. Từ đây ta có thể hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn nói rằng: Những người được hưởng thành quả  hãy biết nhớ đến công sức của những người đã vất vả tạo dựng thành quả cho bạn hưởng thụ. Câu tục ngữ có hai vế: “uống nước” và “nhớ nguồn”, hai về có mối liên hệ khăng khít với nhau, làm tiền đề cho nhau.

binh luan cau tuc ngu uong nuoc nho nguon

Đã hưởng thành quả thì phải nhớ đến người gây dựng, đồng nghĩa với việc người khác muốn được nhớ tới thì phải làm một việc gì đem lợi ích đến cho người khác. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, đúng với đạo lí mà câu tục ngữ đưa ra. Có một chân lí không bao giờ thay đổi đó là không có thành quả nào tự nhiên mà có, những thành quả ấy đều phải trải qua một quá trình gian khổ mới có được, đơn giản nhất như những hạt gạo ta ăn hàng ngày, để có được những hạt gạo thơm ngon ấy người nông dân phải dầm mưa, dãi nắng, mất biết bao mồ hôi, công sức trên đồng ruộng:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

hay

“Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”

Chỉ bằng những hình ảnh ví von, so sánh  nhưng ta đã hiểu được phần nào sự vất vả của những người dân. Hay để đổi lấy độc lập dân tộc, thế hệ ông cha ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, thậm chí hi sinh tính mạng của mình để có được sự ấm no hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Và để tưởng nhớ đến công ơn to lớn ấy, Nhà nước và chính quyền của mỗi địa phương đã xây dựng các đền liệt sĩ – nơi vinh danh những liệt sĩ đã hi sinh để đổi lấy độc lập tự do của Tổ quốc với dòng chữ được khắc trang trọng: “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ”, tuy chỉ là hình thức tinh thần nhưng cũng phần nào thể hiện sự biết ơn với những thế hệ đi trước đã hi sinh thân mình vì đất nước. Đồng thời tổ chức thăm hỏi tặng quà những gia đình chính sách, những thương binh, bệnh binh vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm. Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ về kinh tế đối với những thương – bệnh binh đã mất một phần hoặc hoàn toàn sức lao động do chiến tranh, và thân nhân của những liệt sĩ cũng được hưởng chính sách tương tự như vậy. Đây là một minh chứng rõ ràng thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đây là xét về cả một dân tộc, còn về cá nhân, mỗi cá nhân cũng cần có sống theo đạo lí này. Con cái cần phải biết ơn cha mẹ những người đã có ơn sinh thành nuôi dưỡng ta khôn lớn:
 
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hay những thế hệ học trò cần nhớ ơn thầy cô đã cho ta tri thức và sự dãy dỗ tận tụy hết mực:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một số người sống theo kiểu “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát” hay thay vì “ăn cây nào rào cây ấy” thì lại “ăn cây táo rào cây sung”, lấy oán báo ân những người mà mình mang ơn. Đây là một thái độ sống đáng phê phán và chê trách.

Câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị sâu sắc từ xưa cho đến nay, mang đến cho chúng ta một đạo lí sống ở đời phải biết ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình, tạo dựng thành quả cho ta hưởng thụ. Và đây là một truyền thống quý báu của dân tộc cần được gìn giữ và phát huy.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0