24/05/2017, 13:04

Giải thích chứng minh lời dạy Học đi đôi với hành văn 7

Giai thich loi day Hoc di doi voi hanh – Đề bài: Em hiểu gì về lời dạy học đi đôi với hành. Hãy viết bài văn giải thích lợi dạy trên cho mọi người cùng hiểu. Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành là mối liên hệ có thể xem là một chân lý trong việc học tập của mỗi chúng ta. Hai khái niệm ...

Giai thich loi day Hoc di doi voi hanh – Đề bài: Em hiểu gì về lời dạy học đi đôi với hành. Hãy viết bài văn giải thích lợi dạy trên cho mọi người cùng hiểu. Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành là mối liên hệ có thể xem là một chân lý trong việc học tập của mỗi chúng ta. Hai khái niệm “học” và “hành” luôn được đi liền với nhau và làm tiền đề, cơ sở cho nhau. Đây chính là nội dung của lời dạy “Học đi đôi với hành”. Trước ...

– Đề bài: Em hiểu gì về lời dạy học đi đôi với hành. Hãy viết bài văn giải thích lợi dạy trên cho mọi người cùng hiểu.

Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành là mối liên hệ có thể xem là một chân lý trong việc học tập của mỗi chúng ta. Hai khái niệm “học” và “hành” luôn được đi liền với nhau và làm tiền đề, cơ sở cho nhau. Đây chính là nội dung của lời dạy “Học đi đôi với hành”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu như thế nào là “học’ và như thế nào là “hành”, “học” là quá trình tiếp thu tri thức để mở rộng sự hiểu biết của mình, khái niệm “học” không chỉ bó hẹp là học những kiến thức trong sách vở, do thầy cô dạy, ở nhà trường mà việc học còn được mở rộng ra là học không phải trong sách vở mà là học những điều cần thiết trong thực tế cuộc sống, không phải do thầy cô dạy mà là học hỏi từ bạn bè, người thân, người quen, thậm chí là người không quen biết, không phải học ở nhà trường mà là học ngoài xã hội. Cũng đã có nhiều câu tục ngữ nói về vấn đề này như:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Hay:

“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”

giai thich loi day hoc di doi voi hanh

Đấy là “học”, còn khái niệm “hành” thì sao? “Hành” hiểu theo nghĩa đơn giản nhất có nghĩa là thực hành. Là vận dụng những cái đã được học và học được vào thực tiễn cuộc sống để chứng minh rằng những lý thuyết đó là đúng đắn. “Học” là phạm trù tri thức về mặt lý thuyết, còn “hành” là phạm trù về mặt phương pháp, cách tiến hành. Cụm từ ở giữa hai khái niệm “đi đôi” chỉ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”, “đi đôi” là thể hiện sự gắn liền, luôn song hành với nhau. Cụm từ này được đặt giữa “học” và “hành” cho thấy hai phạm trù này có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cái này làm tiền đề, cơ sở cho cái kia và ngược lại. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Lý luận nếu không gắn liền với thực tiễn thì chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không được lý luận dẫn đường thì chỉ là những thực tiễn sai lầm”. Quả đúng như vậy, những lý thuyết đã được học nếu không đưa vào thực tế cuộc sống để thử nghiệm thì thứ lý thuyết đó chỉ là lý thuyết viển vông, ngược lại, những phương pháp vận dụng vào cuộc sống mà chưa được lý thuyết phân tích, chứng minh thì những phương pháp đó cũng không có hiệu quả thậm chí còn dẫn đến hậu quả khó lường. Câu nói của Bác góp phần khẳng định về tính đúng đắn của lời dạy “học đi đôi với hành”.

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nhiều người có bằng cấp nhưng vẫn không tìm được công việc mình mong muốn. Tại sao lại vậy? Nguyên nhân có thể là do họ chỉ được học những lý thuyết trong sách, mà không có kĩ năng thực hành. Ví dụ như, trên lớp họ được học về các kĩ năng thuyết trình nhưng họ chưa bao giờ thực hành thuyết trình trước đám đông thì làm sao có thể áp dụng được những kiến thức đã học về thuyết trình. Trong khi hiện nay đất nước đang trong quá trình phát triển, phần lớn các tập đoàn, công ty…đều đòi hỏi, yêu cầu cao về kinh nghiệm chứ không cần những lý thuyết mà không áp dụng được vào công việc.

Gần đây, trên một số mặt báo đã xuất hiên những bài báo về sinh viên tốt nghiệp nhiều trường đại học khá danh tiếng trong nước, ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi trong tay nhưng tỉ lệ có việc làm đúng chuyên ngành vẫn rất thấp. Đây là vấn đề đặt ra một dấu hỏi lớn cho nền giáo dục nước ta, cần có những thay đổi phù hợp với thời đại hội nhập hiện nay. Học sinh, sinh viên bên cạnh những bài giảng về mặt lý thuyết thì cần được nâng cao về khả năng thực hành để biết vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hữu ích để nâng cao chất lượng giáo dục nước ta.

Đã có rất nhiều phát minh của những người còn rất trẻ tuổi thể hiện sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống như phát minh xe lăn cho người không tay của một sinh viên đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, hay thiết bị chống cận thị của một bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, đây đều là những phát minh có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống của con người.

Một lần nữa ta khẳng định lại tính đúng đắn của lời dạy “học đi đôi với hành”, đồng thời cũng là một phương pháp học tập vô cùng hữu ích đối với việc học tập của mỗi chúng ta.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0