12/02/2018, 15:29

Bình luận câu nói “Tấc đất tấc vàng”

Đề bài: Bình luận câu nói "Tấc đất tấc vàng" Bài làm Người xưa thường nói rằng "Tấc đất tấc vàng" để nói lên sự quý giá của đất đai, bởi có đất đai thì với bàn tay khối óc của mình con người có thể tạo ra vô cùng nhiều của cải vật chất, quý giá như vàng bạc. Tấc ...

Đề bài: Bình luận câu nói "Tấc đất tấc vàng"

Bài làm

Người xưa thường nói rằng "Tấc đất tấc vàng" để nói lên sự quý giá của đất đai, bởi có đất đai thì với bàn tay khối óc của mình con người có thể tạo ra vô cùng nhiều của cải vật chất, quý giá như vàng bạc.

Tấc đất là gì? Chính là đơn vị đo lường tính toán của người nông dân nước ta từ thời xưa. 
Vàng chính là một kim loại vô cùng quý giá, cứ cái gì quý con người ta luôn so sánh với vàng như thời gian là vàng, tấc đất tấc vàng, nhằm khẳng định đất đai là một thứ vô cùng quý giá.

Thông qua câu tục ngữ này người dân nước ta muốn nhắn gửi cho con cháu mình phải biết yêu quý đồng ruộng biết yêu quý mảnh đất quê hương, bởi khi chúng ta có đất trong tay chúng ta có thể gây dựng nên sự nghiệp tạo nên cơ đồ cho mình,không lo nghèo khổ, đói kém chỉ cần con người biết cố gắng chăm chỉ mà thôi.

Bình luận câu nói Tấc đất tấc vàng

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" dù là thời xưa hay thời nay thì vẫn luôn đúng. Thời xưa người nông dân có đất thì có thể tự do cày cấy trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra hoa màu, lúa gạo cho bản thân mình, không cần phải đi làm thuê cuốc mướn cho địa chủ sống cuộc sống ở đợ, người hầu kẻ hạ, nô lệ cho người khác một cách khốn khổ.

Trên mảnh đất đó, người nông dân có thể  gieo cấy quanh năm, thâm canh tăng vụ tạo ra lúa gạo hoa thơm quả ngọt, cuộc sống nhờ đó mà sung túc không lo cái căn cái mặc. Không lo nghèo khó, thiếu tốn, như trong thời phong kiến, người dân không có mảnh đất cắm dùi, nghèo khó, phải đi ở đợ, làm thuê cho những gia đình giàu có là địa chủ, quanh năm thiếu thốn, bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng vẫn nghèo khổ.
Đất là thứ vô cùng cần thiết với mọi người, mọi nhà. Nó còn là tài sản của cả một quốc gia thể hiện sự chủ quyền của cả một dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ quê hương tổ quốc, bảo vệ từng nắm đất của quê hương thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Biết bao người dân của chúng ta, bao nhiêu anh hùng dân tộc đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương.

Biết bao nhiêu gian khổ, khó khăn chông gai thử thách để có được một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Câu nói "Tấc đất tấc vàng" hoàn toàn đúng đắn bởi người dân Việt Nam chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều vì mảnh đất quê hương, để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Đất đai, ruộng vườn nhà cửa tất cả đều là những tài sản vô giá của con người. Người nào nắm trong tay nhiều đất đai người đó giàu có.

Ở thành phố, những nơi đông đúc những người có nhiều bất động sản chính là những đại gia thật sự bởi đất đai chính là tiền vàng, là quyền lực vạn năng của người dân.

Câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" đã khẳng định vai trò, giá trị vô cùng quan trọng, lớn lao của đất đai. Nó quý hơn cả vàng chứ không phải chỉ đơn giản là quý như vàng.

Nó nhằm nhắc nhở, khuyên nhủ con người phải biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn những mảnh đất quê hương, không được bỏ đất hoang phí, không được phá hoại đất đai, điều đó thật sự có tội với cha ông đi trước đã hy sinh thân mình để bảo vệ từng nắm đất của dân tộc mình.

Muốn đất đai quanh năm màu mỡ, xanh tốt thì cần chăm sóc, bón phân vun trồng thường xuyên có như vậy đất mới được nuôi dưỡng không trở thành đất bỏ hoang, bạc màu.

Trong thời bình, nhiều cánh rừng của nước ta bị lâm tặc tàn phá nặng nề, nhiều vùng đất bỏ hoang không có người canh tác, khiến cho đất bị bạc màu, xói mòn trở thành những cánh rừng trọc. Đó chính là một tổn thất vô cùng lớn của quốc gia. Thể hiện sự lãng phí của con người với tài nguyên vô cùng quý giá đó chính là đất.

Dân số của nước ta ngày càng tăng lên nhanh chóng, nếu chúng ta tiếp tục lãng phí tài nguyên đất như hiện nay sẽ đến lúc người dân không có đất mà ở không có đất canh tác, thì sẽ thật đáng báo động.

Đông Thảo

0