25/05/2017, 00:28

Cảm nhận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”

Đề bài: Em hãy cảm nhận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta để thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của dân tộc. Tương thân tương ái là thứ tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta. Nó được truyền từ đời này qua đời khác và sẽ còn được các thế hệ con cháu sau tiếp nối và phát ...

Đề bài: Em hãy cảm nhận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta để thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của dân tộc. Tương thân tương ái là thứ tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta. Nó được truyền từ đời này qua đời khác và sẽ còn được các thế hệ con cháu sau tiếp nối và phát huy. Ông cha ta có nhiều câu tục ngữ về tinh thần tương thân tương ái như “lá lành đùm lá rách” để răn dạy con cháu về đạo đức làm người. “ Lá lành đùm lá rách” câu tục ngữ ngắn gọn ...

Đề bài: Em hãy cảm nhận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta để thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của dân tộc.

Tương thân tương ái là thứ tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta. Nó được truyền từ đời này qua đời khác và sẽ còn được các thế hệ con cháu sau tiếp nối và phát huy. Ông cha ta có nhiều câu tục ngữ về tinh thần tương thân tương ái như “lá lành đùm lá rách” để răn dạy con cháu về đạo đức làm người.

“ Lá lành đùm lá rách” câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng một bài học thật quý giá. “Lá lành” là chỉ những chiếc lá nguyên vẹn, còn “ lá rách” là để chỉ những chiếc không còn nguyên vẹn nữa và đã bị sâu nát. Hình ảnh “ lá lành đùm lá rách” thường được thấy qua những chiếc bánh trưng, bánh tẻ,.. được gói bên trong là những chiếc lá rách và được đùm bọc bên ngoài bằng những chiếc lá đẹp và lành lặn hơn. Nếu chỉ gói bánh bằng những chiếc lá rách thì chiếc bánh sẽ không chắc chắn khi được gói kèm với chiếc lá lành.

Mượn hình ảnh “ lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta muốn liên hệ đến hình ảnh con người trong đời sống. Lá lành ở đây chính là chỉ những người giàu có và có điều kiện trong xã hội, cuộc sống của họ không phải vật lộn với “ cơm áo gạo tiền”. Còn lá rách ở đây là chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, cuộc sống của họ không được may mắn như những người khác, và họ phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi gia đình. “ Lá lành đùm lá rách” chính là bài học đạo đức quý báu mà ông cha ta đã để lại và khuyên răn con cháu từ ngàn xưa. Con người sống với nhau trong cùng một đất nước, cùng một “ bọc trăm trứng “ của mẹ Âu Cơ thì phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Con người nếu sống với nhau mà cứ “ mạnh ai nấy sống” thì không thể đoàn kết được, mỗi khi có việc cần đến đều phải nhờ tới sự trợ giúp của anh em, bạn bè, xóm giềng. Vì thế trong lúc khó khăn nếu bản thân cứ khư khư không chịu san sử với ai thì sẽ bị cô lập trong xã hội. Hơn nữa, trong cuộc sống có nhiều người sinh ra đã kém may mắn so với những người khác, họ phải vất vả vật lộn với cuộc sống để mưu sinh, thì những người may mắn hơn có điều kiện ở trong môi trường tốt cũng nên có sự tương thân chia sẻ về tinh thần, vật chất để giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tương thân tương ái: “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “ bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Và điều đó đã được minh chứng rõ nét qua từng thời kì lịch sử. Năm 1945, đất nước ta có hơn hai triệu người chết đói, trong hoàn cảnh như vậy, khi vừa mới tuyên bố độc lập, đất nước còn rất nhiều khó khăn nhưng Hồ Chủ tịch đã giương cao ngọn cờ cả dân tộc đoàn kết tương thân tương ái vì vậy đã giúp đất nước ta thoát khỏi nạn đói khủng khiếp. Bác đã lập ra “ Hũ gạo cứu đói”, mỗi tuần lại nhịn ăn một bữa để tích cóp giúp đỡ người bị nạn, noi gương Bác, hàng loạt những phong trào yêu nước, đùm bọc lẫn nhau đã diễn ra sôi nổi khắp cả nước.

Ngày nay, truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau vẫn còn được tiếp nối và phát huy. Hàng năm , nhân dân dọc miền Trung lại phải gánh chịu hậu của của thiên tai, lũ lụt, làm nhiều người chết và nhiều người lâm vào cảnh “ màn trời chiếu đất”. Mỗi khi đất nước lâm vào hoàn cảnh như vậy thì nhân dân ở khắp mọi nơi lại dấy lên phong trào quyên góp quần áo, đồ ăn, thức uống hỗ trợ những gia đình gặp nạn. Hay hàng năm, học sinh, sinh viên trên cả nước lại tổ chức phong trào quyên góp sách vở, quần áo cũ gửi tặng những trẻ em vùng cao không có điều kiện học tập. Nhìn những nụ cười của trẻ em vùng cao khi nhận được những cuốn sách, cuốn vở mới thấm thía cái nghĩa tình sâu nặng của người với người. Có những khi tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” lại được thể hiện ngay chính trong cuộc sống hàng ngày diễn ra như việc chúng ta giúp đỡ những người vô gia cư, những trẻ em lang thang, khuyết tật những món quà tinh thần và vật chất để thể hiện rằng “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lí đó không bao giờ thay đổi.”

Tinh thần tương thân tương ái đó không chỉ được nhân dân ta thể hiện trong đất nước của mình mà nó còn lan tỏa ra khắp năm châu bốn bể, khi những biến động xấu xảy ra trên Thế Giới, Đảng và Nhà nước ta vẫn giương cao ngọn cờ chung tay góp sức giúp nước bạn vượt qua khó khăn. Tuy vây, trong cuộc sống vẫn còn tồn tại nhiều người ích kỉ, không biết sẻ chia tình yêu thương, đùm bọc đến những người khốn khó xung quanh mà chỉ giữ khư khư cho riêng mình. Đó là những người cần phải lên án và đấu tranh loại bỏ để xây dựng một xã hội vững mạnh và gắn bó.

“ Lá lành đùm lá rách” thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc ta ,trong từng giai đoạn lịch sử nó đều phát huy tác dụng giúp nhân dân ta xây dựng một nước Việt nam vững mạnh và phát triển. Vì vậy, thế hệ con cháu chúng ta cần phải tiếp tục nối tiếp truyền thống thiêng liêng đó và truyền dạy lại cho thế hệ đời sau những bài học đạo đức quý báu của dân tộc.

0