24/05/2017, 13:15

Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm ngữ văn 10

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm trong chương trình văn học lớp 10. Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam thì con cò được biết đến như là một hình ảnh biểu tượng cho người nông dân người lao động và cả thân phận người phụ nữ.Những bài thơ về con cò được ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm trong chương trình văn học lớp 10. Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam thì con cò được biết đến như là một hình ảnh biểu tượng cho người nông dân người lao động và cả thân phận người phụ nữ.Những bài thơ về con cò được vang lên trong lời hát ru của các bà các mẹ .Bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm” là một tác phẩm suất sắc của nhân dân sáng tạo ra đó không phải lời hát ru thực sự. Bởi ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm trong chương trình văn học lớp 10.

Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam thì con cò được biết đến như là một hình ảnh biểu tượng cho người nông dân người lao động và cả thân phận người phụ nữ.Những bài thơ về con cò được vang lên trong lời hát ru của các bà các mẹ .Bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm” là một tác phẩm suất sắc của nhân dân sáng tạo ra đó không phải lời hát ru thực sự. Bởi giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm – có cả yếu tố triết lý. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lời ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn
                   

Hình ảnh con cò trong ca dao sao mà đẹp đến thế .Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cà sớm sớm chiều chiều

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

binh giang bai tho con co ma di an dem

          

Con cò là người bạn thân thiết của nhà nông.Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta chất phác siêng năng cần mẫn trải qua nhiều vất vả.Cánh cò từ hàng nghìn năm qua đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời hát ru êm ái của mẹ
            

Trong bài thơ “con cò mày đi ăn đêm”thì con cò cũng mang một ý nghĩa sâu sa như thế

 “Con cò mà đi ăn đêm   
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
 Ông ơi ông vớt tôi nao
 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Bài thơ mở đầu với bi kịch của con cò
Con cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
                   

“Con cò mà đi ăn đêm” rõ ràng là một cách nói ngược. Vì trong tâm thức thường nhật của nhân dân,cò đi ăn ngày, chỉ có vạc mới ăn đêm. Tục ngữ có câu

“Ngán cho con vạc đi mò
Bán ruộng cho cò nên phải ăn đêm”
  

Cặp đôi cò – vạc là khá thường trực trong ý nghĩ nhân dân cho nên ở đây câu ca dao ngầm một kiểu nói ngược trong phát ngôn. Sự ngược đời trong tập tính của cò được chữ mà khẳng định. Với tư cách là một hư từ, mà có nhiều cách sử dụng, trong đó, có vai trò nối kết hai nhận định trái ngược về tính chất, thuộc tính.. Ở đây, ăn đêm không chỉ được phản ánh như một động thái mà nhân dân còn quan niệm nó như là một thuộc tính, một tính chất. Trong một số bản dịch chữ mà được thay bằng mày thì về cơ bản cũng không thay đổi tính chất nói ngược của phát ngôn này, cùng lắm nó chỉ gia tăng tính miêu tả hoặc tính diễn cảm mà thôi

Sự vất vả gian truân của con cò trong cuộc sống của nó được thể hiện ở chỗ nó phải đi kiếm ăn vào ban đêm.Câu thơ “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sao lại là một nghịch lí  Đậu phải cành mềm là nói ngược ở chỗ cò vốn dĩ là đậu cành mềm, cò thường chọn những cành cao nhất, những ngọn tre mềm mại để đậu, khi trong những điều kiện khác, như cây khô trong các đập nước chẳng hạn, cò cũng chỉ đậu ở những cành cao, vì thế mảnh mai, vừa chân quắp của cò. Chữ phải phát ngôn tính chất nói ngược đó. Câu thơ tiếp theo “đậu phía cành mềm lộn cổ xuống ao” thật đặc biệt bởi lẽ khi đậu khi bay cò không bao giờ có tư thế lộn cổ như một số loài chim khác. 

                                        
 “Ông ơi ông vớt tôi nao
 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
                     

Bình thường, động vật tự nhiên gặp người là chạy tránh vì người hay săn bắt nó. Ngay trong tình thế sa bẫy, gặp nạn, nó cũng tìm cách giẫy giụa. Cò vốn là loài không thể nuôi được, thuần hóa thành gia cầm được, nên rất dát người.. Dát người như vậy mà khi gặp ông lại lên tiếng nhờ vớt thì rõ là sự ngược đời.. Cò là động vật, đang gặp nạn mà lại khuyên bảo, mách nước cho ông, đang sắp bắt cò, thì đúng là đúng là nghịch lí đời. Còn ngược đời hơn nữa là ai cũng hiếu sinh, không ai bỗng dưng yêu cầu người ta thịt mình cả. Ở đây, cò lại  có hành vi ngược lại.  

“Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”
                      

Nước xáo cò thì theo quan niệm dân gian thì nó vốn có màu trong do cò gầy yếu không có nhiều mỡ màng nên nước xáo không thể không trong được.Thêm nữa cò vốn là một loài vật mà thích nước đục .Như thế nếu nước đục thì cò sẽ hài lòng chứ không thể đau lòng được.Đó là cách nói ngược khiến cho câu thơ mang tính độc đáo thu hút người đọc hơn
              

Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam.

Bài ca là một câu chuyện khá hay khá kịch tính cso nhân vật trung tâm là con cò bị mắc nạn.Lời nói lời van xin của con cò tha thiết thể hiện được suy nghĩ tâm hồn của con người Việt Nam họ luôn nghĩ đến thế hệ mai sau và ước mơ những điều tốt đẹp cho hậu thế và chính họ là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo

0