24/05/2017, 13:14

Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi ngữ văn 10

Binh giang bai tho Tung cua Nguyen Trai – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi trong chương trình văn học lớp 10. Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ ...

Binh giang bai tho Tung cua Nguyen Trai – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi trong chương trình văn học lớp 10. Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ Tùng , đây là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Nói về cảnh vật thiên nhiên đẹp hàng vĩ và mơ mộng . “Tùng” của Nguyễn Trãi là bài thơ thất ngôn xen lục ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi trong chương trình văn học lớp 10.

Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ Tùng  , đây là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng.  Nói về cảnh vật thiên nhiên đẹp hàng vĩ và mơ mộng .

 “Tùng” của Nguyễn Trãi  là bài thơ  thất ngôn xen lục ngôn.  cây tùng khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của  riêng mình. Bài thơ “Tùng” này có thể được Ức Trai viết vào những năm cuối đời, khi sống ở Côn Sơn.

Nguyễn Trãi  đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng, từ đó khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân.  Mở đầu bài thơ đó là hình ảnh cây tùng sống một mình giữa  những tháng ngày trơ trọi :

                   “ Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
                       Một mình lạt thuở ba đồng”.

binh giang bai tho tung cua nguyen trai

Mùa thu mới đến thế mà “cây nào” cũng như cây nào đều “lạ lùng” khác lạ, chỉ “một mình” cây tùng là lạt lẽo, thản nhiên với cả ba tháng mùa đông lạnh lẽo.  Dù cảm giác có cô đơn lạnh lẽo nhưng cây tùng vẫn thản nhiên mà sống không cần biết đến hoàn cảnh có như thế nào nó vẫn ung dung sống cứng chắc . Cây Tùng sống vững trãi thể hiện   phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần vượt khó khăn thử thách, đứng vững trước mọi hoàn cảnh ác liệt, quyết không a dua theo thời, không sống một cách tầm thường.. Hình ảnh tiếp theo tác giả đã nói về sự kiên trì của Cây tùng :

                               “Cội rễ bền, đời chẳng động,
                                Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”.

Dù hoàn cảnh có khắc nghiệt như thế nào thì cây tùng vẫn vững chắc và sống , cội rễ bền và đứng vững chắc , dù có sương gió bão bùng thì cũng không làm nó lay động , nó có phẩm chất giống như những người anh hùng của đất nước dù có vất vả gian nan nhưng vẫn cố gắng chiến đấu để giành được  độc lập dân tộc , dù cho quân thù có gian ác như thế  nào nhưng những người chiến sĩ đó vẫn kiên cường anh dũng chống lại giặc ngoại xâm . Tác giả  thật xuất sắc khi sử dụng cây tùng để ngầm nói về người chiến sĩ của Việt Nam . Tiếp theo trong khoảng không gian rộng lớn  giữa thiên nhiên mênh mông bao la rộng lớn  cây cỏ hoa lá nào mà cũng  đang quý.Nhưng đối với  riêng cây  tùng, cây tùng mới có “hổ phách” và “phục linh”. Trong suốt, đỏ rực, đẹp và quý như ngọc, ấy là hổ phách, phải một nghìn năm tùng cất giữ trong lòng đất mới có. Hương thơm ngào ngạt để làm thuốc trường sinh, ấy là phục linh, phải một trăm năm, tùng mới “tiết chế” ra cho con người “dùng khỏe thay”. Phải trải qua một thời gian dài, tùng mới có hổ phách và phục linh, đâu chỉ là ngày một ngày hai? “Thiên niên sinh hổ phách, bách niên sinh phục linh”, vì thế hổ phách và phục linh rất hiếm, rất quý:

                        “Có thuốc trường sinh càng khỏe thay,
                        Hổ phách phục linh nhìn mới biết”.

Cây tùng có sức sống rồi dào như những vị thuốc trường sinh , có những khí phách hiên ngang của những người anh hùng của Đất nước ,Tùng còn được làm cột chống đỡ cho ngôi nhà lớn, “chống khỏe thay” lúc bão táp phong ba: “Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay”. Tùng còn cho người, để lại cho đời “thuốc trường sinh”, những “phục linh” và “hổ phách” tích tụ qua hàng trăm năm, qua hàng ngàn năm để chữa bệnh, làm tăng sức khoẻ cho dân. .  Tác giả Nguyễn Trãi đã  chỉ rõ tác dụng to lớn của cây tùng trong cuộc sống, không chỉ hoàn chỉnh hình tượng cây tùng mà còn hướng tới  một ý nghĩa thẩm mĩ rộng lớn hơn nhằm khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của kẻ sĩ quân tử đối với quốc gia và dân tộc.  Những phẩm chất kiên cường sẽ tạo ra những vị anh hùng cho đất nước :
                                  
                                “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
                                 Có nhân, có trí, có anh hùng”.

Những phẩm chất cao quý đó chỉ có ở những người có tài đức , có trí , có những phẩm chất tốt đẹp để phụng sự cho sự nghiệp của Đất nước . Qua hình tượng cây tùng, tác gia còn  ca ngợi vai trò to lớn và tài đức của những vị anh hùng trong đất nước .  Còn Cuộc đời của Nguyễn Trãi đã  từng trải qua bao thăng trầm, bao biến cố dữ dội giữa dòng thác lịch sử. Lòng trung quân ái quốc , niềm ưu ái của Nguyễn Trãi là chất ngọc Ức Trai, là hổ phách, phục linh của cây Tùng . Nguyễn Trãi để lại cho đất nước và nhân dân ta. Suốt đời, Nguyễn Trãi đã đem tài đức làm đẹp cho đất nước, phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân.

Bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh cây Tùng để nói về những phẩm chất cao quý của những anh hùng của đất nước , những phẩm chất anh dũng kiên cường .

0