14/01/2018, 10:09

Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X

Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X Mẫu báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa 10 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, ...

Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đưa ra những thực trạng đang tồn tại ở địa phương, phương hướng hoạt động những năm tiếp theo, báo cáo thành tích đã đạt được.

ĐẢNG BỘ ………………

HUYỆN ỦY …………..

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*

Số -BC/HU

……….., ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

--------------

Thực hiện Công văn số …………, ngày ………… của ……………….về việc tham mưu báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Ban Thường vụ ………………. báo cáo như sau:

I- Đặc điểm tình hình:

Huyện …………. là huyện đồng bằng, có diện tích tự nhiên là ……… km2, dân số trên ……… người, Đảng bộ huyện …….. có … tổ chức cơ sở đảng, gồm … đảng bộ xã, thị trấn, … đảng bộ cơ quan và … chi bộ trực thuộc với hơn … đảng viên. Trong những năm qua công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp tập trung triển khai thực hiện đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

II- Kết quả triển khai tổ chức thực hiện

1- Công tác quán triệt, triển khai Nghị quyết

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Huyện uỷ Thăng Bình tổ chức Hội nghị Huyện uỷ mở rộng quán triệt, triển khai học tập Nghị quyết. Chỉ đạo cho các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, sau khi tiếp thu Nghị quyết về triển khai cho cán bộ đảng viên học tập. Trên cơ sở nội dung của Nghị quyết, Huyện ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 07-Tr/HU ngày 06-11-2006 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và chỉ đạo các TCCS đảng triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện.

Nhìn chung, việc triển khai, quán triệt và tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) và các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí được thực hiện chu đáo, nghiêm túc, sâu rộng, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

2- Tình hình kết quả thực hiện các chủ trương, giải pháp theo Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Kết luận số 21-KL/TW và các văn bản của tỉnh, huyện về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

* Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành thường xuyên tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Chỉ đạo các TCCS đảng tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) cho đảng viên và cán bộ ngoài Đảng; tiến hành nhiều đợt tuyên truyền quán triệt cho cán bộ thôn, tổ dân phố. Kết quả đã tổ chức trên … cuộc tuyên truyền miệng về Luật phòng chống tham nhũng và các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng với trên … lượt cán bộ và nhân dân tham dự. Qua đó góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng xảy ra trên địa bàn.

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản về phòng, chống tham nhũng lãng phí và các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên.

* Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên .

Các TCCS đảng đã thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đảng viên. Đã tích cực, chủ động cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên, đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp về giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, phân công công tác và quản lý đảng viên, sàng lọc, phân loại đảng viên, đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Bên cạnh đó, các chi bộ thường xuyên lồng ghép trong sinh hoạt định kỳ để giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho đảng viên, kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân có thành tích trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Hằng năm, các chi đảng bộ đã thực hiện nghiêm túc việc phân tích, đánh giá phân loại chất lượng đảng viên, đánh giá toàn diện cả về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực của từng đảng viên trong chi đảng bộ; đồng thời xây dựng và thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm, qua đó ngăn ngừa, phát hiện và xử lý đảng viên có vi phạm.

Nhìn chung, đa số cán bộ, đảng viên luôn có ý thức tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chế độ quy định của đơn vị; kiên quyết trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Mỗi cán bộ, đảng viên đều không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; tích cực học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, góp phần thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao.

* Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Từ đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị luôn luôn coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị "về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Chỉ đạo rà soát, bổ sung quy chế làm việc, chương trình công tác; đưa nội dung lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào quy chế làm việc, chương trình công tác thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng.

Thông qua sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng, Bí thư Chi bộ các cơ quan đơn vị thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng, phát hiện các biểu hiện tiêu cực khi mới phát sinh để chấn chỉnh kịp thời, đồng thời chi bộ yêu cầu các đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đề cao trách nhiệm đảng viên, tính đảng và tính tiên phong, gương mẫu trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý, đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan, địa phương đúng pháp luật, chặt chẽ.

* Hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Trong những năm qua công tác tổ chức cán bộ được Huyện ủy thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… Thực hiện công tác quy hoạch và bổ sung quy hoạch cán bộ A1, A2, A3 đúng quy trình, đảm bảo lực lượng cán bộ dự nguồn trong nhiệm kỳ và cán bộ dự nguồn nhiệm kỳ kế tiếp. Công tác xét thi tuyển cán bộ thực hiện công khai, minh bạch thông qua hệ thống Trang Thông tin điện tử của huyện, qua Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và niêm yết tại trụ sở cơ quan theo đúng quy chế. Công tác tiếp nhận, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ trong cơ quan, đơn vị do vậy không có việc chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Kế hoạch số 17-KH/HU “về thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý” giai đoạn 2010-2015 và Kế hoạch số 23-KH/HU “về thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý” giai đoạn 2015-2020. Kết quả, từ năm … đến nay đã điều động, luân chuyển … lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó:

+ Luân chuyển cán bộ từ xã, thị trấn về huyện: … đồng chí.

+ Luân chuyển cán bộ từ huyện về xã, thị trấn: … đồng chí.

+ Luân chuyển từ tỉnh về huyện: … đồng chí.

Ngoài ra còn chuyển đổi vị trí công tác đối với kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và công chức địa chính môi trường tại UBND xã – thị trấn. Bên cạnh việc điều động, luân chuyển cán bộ, trong thời gian qua, BTV Huyện ủy đã thực hiện tốt việc bổ nhiệm, cho ý kiến về việc bổ nhiệm cán bộ quản lý của huyện, trong … năm đã thực hiện … lượt bổ nhiệm trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể huyện. Đồng thời, thực hiện nghiêm quy định cán bộ lãnh đạo (CT UBND, CT HĐND) giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Hằng năm việc kê khai, minh bạch tài sản đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện đúng quy định, cán bộ kê khai kịp thời, chính xác.

* Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên các lĩnh vực theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán

Việc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị được thực hiện tốt, góp phần tích cực trong nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Tất cả các cơ quan có sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động trên các lĩnh vực mà pháp luật quy định như: Sử dụng ngân sách, đầu tư XDCB, bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, mua sắm sử dụng tài sản công, công khai các khoản đóng góp, hỗ trợ của nhân dân và công tác thu nộp thuế… bằng nhiều hình thức như tổ chức đấu thầu, xét thầu, tổ chức đấu giá đúng quy định của pháp luật, công khai chủ trương, mức đóng góp và kết quả đóng góp của nhân dân qua họp dân.

Đối với các đơn vị thực hiện theo Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp và Nghị định 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 130/NĐ-CP về công khai minh bạch các nguồn thu và sử dụng ngân sách bằng hình thức thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ được công khai minh bạch tại hội nghị cán bộ công chức hằng năm do thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức. Việc sử dụng ngân sách hằng năm của đơn vị đều qua kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy định nhằm tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong sử dụng biên chế và kinh phí hành chính một cách hợp lý. Thực hiện quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của thủ trưởng và CB-CC trong thực hiện nhiệm vụ. Chủ động trong việc phân công cán bộ, bố trí thời gian thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng công việc; thực hiện tốt chế độ khoán chi, giảm thiểu khoản chi không cần thiết, chống lãng phí.

Chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, các văn bản chỉ đạo, điều hành của chính quyền được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của huyện để các cơ quan, đơn vị và nhân dân biết thực hiện, giám sát và báo cáo định kỳ hằng tháng về UBND huyện qua mạng. UBND huyện đã triển khai sử dụng phần mềm Q-Office trong điều hành, quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

* Xây dựng và thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị

Để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí có thể phát sinh, từ năm 2007 đến 30/6/2016, Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 07-Tr/HU ngày 06/11/2006 Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; UBND huyện đã ban hành 120 văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và 10 văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó có một số văn bản quan trọng như:

- Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Luật PCTN.

- Quyết định số 1033 ngày 31/12/2009 ban hành Kế hoạch về thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 (giai đoạn 2009-2011).

- Quyết định số 1587/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về PCTN năm 2013-2016.

- Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về PCTN trên địa bàn huyện năm 2014.

- Hằng năm có văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn thực hiện về kê khai tài sản thu nhập, kế hoạch cải cách hành chính, tuyên truyền pháp luật về PCTN.

* Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực: quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thu, chi ngân sách; quản lý đầu tư xây dựng đầu tư cơ bản; kiểm soát hoạt động tín dụng; tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước; đấu thầu, mua sắm công; các định mức, tiêu chuẩn…

Đối với những lĩnh vực công tác dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như công tác quản lý hành chính, quản lý sử dụng đất đai, quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý phương tiện, thiết bị làm việc, hoạt động mua sắm công, công tác thu chi ngân sách, sử dụng kinh phí,… Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện tăng cường tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng tiêu cực, phát sinh tham nhũng, lãng phí; nâng cao chất lượng hoạt động của các bộ phận tiếp dân; tạo cơ chế thông thoáng thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, toàn huyện đã có 22/22 xã - thị trấn và 1 trung tâm ở huyện triển khai thực hiện theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”. Nội dung thực hiện bao gồm các lĩnh vực: Quản lý đất đai, đầu tư XDCB, chứng thực, cấp phép xây dựng, cấp đăng ký kinh doanh. Thanh tra huyện thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo bộ thủ tục hành chính cấp huyện do Thanh tra Chính phủ ban hành. Công tác quản lý từng bước được siết chặt và đi vào nề nếp.

* Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Hằng năm, UBMTTQ Việt Nam huyện đã phối hợp với Thường trực HĐND và các cơ quan liên quan, hệ thống Mặt trận các cấp tham gia thực hiện tốt công tác giám sát trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng an ninh, giám sát các cơ quan nhà nước về thực thi pháp luật, trong đó hoạt động giám sát đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được coi trọng. Nhờ đó được các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đã nói lên tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng cơ quan nhà nước và cán bộ công chức trong hệ thống chính trị.

Trước và sau các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND các cấp, UBMTTQVN huyện đã phối hợp với Thường trực HĐND tổ chức tốt các buổi tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, hình thức và nội dung các buổi tiếp xúc từng bước được đổi mới. Qua các đợt tiếp xúc, những ý kiến xác đáng của cử tri được tổng hợp, phản ánh kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết và trả lời.

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Giám sát đầu tư cộng đồng được tăng cường. Trong những năm qua, Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng động xã, thị trấn đã tiến hành giám sát, tập trung chủ yếu giám sát việc triển khai xây dựng, thi công các công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các thiết chế văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới; qua đó góp phần nâng cao chất lượng công trình được xây dựng, đồng thời thể hiện được tính công khai, minh bạch và phòng ngừa tệ tham nhũng, lãng phí trong việc đầu tư xây dựng các công trình.

Việc giám sát theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị được triển khai thực hiện nghiêm túc. UBMTTQ huyện đã tiến hành giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công tại 02 xã Bình Trung và Bình Sa; Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh (kỳ họp thứ 3) về quy định mức kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở xã, thị trấn tại 03 xã Bình An và Bình Phục và Bình Quý. Phối hợp với kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ tại xã Bình Trị và 01 doanh nghiệp (công ty May Hòa Thọ Quảng Nam), giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại 02 xã Bình Giang và Bình Đào.

UBMTTQ huyện đã phối hợp với Phòng LĐTB&XH huyện triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng trên địa bàn huyện. Đồng thời hướng dẫn Mặt trận các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, đầu tư thiết chế văn hóa, việc thực hiện văn hóa, giờ giấc làm việc của công chức tại cơ quan công sở.

* Xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị tham mưu và có chức năng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở địa phương; các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án; bảo đảm sự liêm chính của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng

Năm 2011, Ban chỉ đạo PCTN huyện được thành lập theo Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND huyện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đến năm 2014 Ban chỉ đạo PCTN huyện chấm dứt nhiệm vụ.

Công tác phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát, Toà án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong PCTN được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2011 ngày 15/12/2011 và Thông tư liên tịch số 02/2012 ngày 22/3/2012 của Liên Bộ Thanh tra Chính phủ - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao- Kiểm toán nhà nước- Bộ Quốc phòng - Bộ Công an. Cụ thể hóa bằng Quy chế phối hợp số 01/QCPH ngày 21/3/2014 của Viện Kiểm sát- Công an- Tòa án- Kiểm lâm- Thuế- Thanh tra- Quản lý thị trường- Đồn Biên phòng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Hiệu quả thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử về tham nhũng được nâng cao; tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Thường xuyên chỉ đạo ngành Thanh tra tăng cường chức năng thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng và sai phạm kinh tế qua công tác tự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

* Sai phạm lãng phí:

+ Từ năm 2007-2016, qua 1290 lượt kiểm tra việc thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ của 129 đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn . Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã phát hiện 458 vụ sai phạm về tiêu chuẩn, định mức trong hoạt động tài chính ngân sách tại các đơn vị; thu hồi về NSNN số tiền 4.861 triệu đồng.

+ Qua thẩm định phê duyệt dự toán, quyết toán tiết kiệm chi được 59.232 triệu đồng (tiết kiệm chi thường xuyên 43.434 triệu đồng theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ; tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ cho cơ quan, tổ chức 4.438 triệu đồng; tiết kiệm do giảm chi khi phê duyệt quyết toán đầu tư xây dựng 11.360 triệu đồng).

* Tham nhũng:

+ Năm 2012, qua công tác kiểm tra nội bộ tại UBND xã Bình Trị, phát hiện ông Lê Viết Bé cán bộ thương binh xã hội xã, đã lấy tiền do Phòng Thương binh - Xã hội huyện ủy quyền chi trả trợ cấp cho đối tượng có công cách mạng sử dụng vào việc của cá nhân. Vụ việc được chuyển cho cơ quan CSĐT công an huyện Thăng Bình để giải quyết theo quy định của pháp luật. Kết quả xét xử Tòa tuyên phạt ông Lê Viết Bé 30 tháng tù giam do phạm tội “tham ô tài sản”; thu hồi số tiền 32,1 triệu đồng bị chiếm đoạt.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng và sai phạm kinh tế qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

Năm 2013, nhân viên Trạm y tế thị trấn Hà Lam tố cáo ông Nguyễn Đức Đạo Trưởng trạm có hành vi tham ô tài sản. Vụ việc được Trung tâm y tế huyện thanh tra kết luận và chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Đạo. Tháng 4/2016 Tòa xét xử, tuyên phạt Nguyễn Đức Đạo 24 tháng tù vì tội tham ô tài sản (cho hưởng án treo), thu hồi số tiền tham ô 23,944 triệu đồng.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng và sai phạm kinh tế qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra

*Sai phạm, lãng phí:

- Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai phạm, lệch lạc trong thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong công khai minh bạch, quản lý tài chính, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, trong thực hiện chế độ chính sách người có công với cách mạng. Đối với các sai phạm có nội dung chi tiêu sai định mức, sai chế độ tiêu chuẩn, bỏ tiền ngoài sổ sách kế toán, UBND huyện đã thu hồi toàn bộ số tiền sai phạm 2.793.433.000đ và xử lý trách nhiện hành chính một cách nghiêm túc đối với 09 cán bộ có sai phạm.

- Qua kiểm tra của Phòng TCKH về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại 76 đơn vị phát hiện 46 đơn vị có sai phạm, xử lý thu hồi 962, 84 triệu đồng.

*Tham nhũng:

+ Năm 2010, qua công tác điều tra phát hiện bà Phạm Thị Hường- thị trấn Hà Lam có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản; cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Toàn xét xử tuyên phạt 42 tháng tù và thu hồi số tiền tham ô 5 triệu đồng.

+ Năm 2011, qua thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai tại xã Bình Dương đã phát hiện ông Hồ Minh Quảng, cán bộ địa chính xã lập hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai sai trình tự thủ tục, lập hồ sơ giả trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xét xử Tòa tuyên phạt ông Hồ Minh Quảng 24 tháng tù do phạm tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản’’ và thu hồi số tiền 37,4 triệu đồng.

2- Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

2.1- Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Nhận thức trách nhiệm về phòng chống tham nhũng, lãng phí ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đề cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí chưa được thực hiện kịp thời, triệt để ở một số cơ quan, đơn vị như: định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; công tác cải cách hành chính…

2.2- Những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách chưa được thường xuyên, liên tục, còn nhiều sơ hở,…đã tạo điều kiện cho tội phạm tham nhũng phát sinh.

3- Đánh giá chung

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”, Huyện ủy đã xây dựng Chương trình hành động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt một số kết quả. Đến nay, tình hình tham nhũng, lãng phí trên địa bàn huyện ngày càng giảm về vụ việc cũng như mức độ. Hành vi tham nhũng, lãng phí được phát hiện, xử lý kịp thời thông qua kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; những vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh, có tác động tích cực răn đe, phòng ngừa; tệ tham nhũng, lãng phí từng bước được đẩy lùi góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1- Nhiệm vụ chung

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng; pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.

2- Giải pháp

- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng trong đảng viên, cán bộ, công chức, hội đoàn viên và nhân dân về Luật Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản, chương trình hành động của Đảng, Nhà nước các cấp về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của các tổ chức đảng và đảng viên trong phòng, chống tham nhũng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho từng cán bộ, đảng viên nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, gắn với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm và đúng pháp luật đối với các hành vi tham nhũng, lãng phí dù là cán bộ, đảng viên ở bất cứ cương vị nào. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu đề cao kỷ luật về trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tổ chức minh bạch, công khai việc sử dụng ngân sách Nhà nước, các nguồn tài chính được giao, công khai về mua sắm tài sản công, các khoản viện trợ, ủng hộ, đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội... Thực hiện chế độ chính sách phải đúng quy định, tránh thất thoát gây lãng phí. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đã có về quản lý kinh tế, xã hội, cải cách hành chính. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính gắn với thực hiện nghiêm các quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai trong hoạt động của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ, công chức liêm chính.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội, nhất là trên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng đất đai, quản lý và mua sắm tài sản, quản lý thu chi ngân sách, nhằm chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời những biểu hiện tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo tham nhũng, lãng phí kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có cơ chế bảo vệ và chính sách khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng, lãng phí để khuyến khích toàn xã hội tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, quản lý cán bộ. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản đối với cán bộ, đảng viên theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; công khai và minh bạch việc mua sắm tài sản công cũng như các hoạt động khác theo quy định.

Thực hiện nghiêm pháp lệnh cán bộ, công chức, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, củng cố lòng tin trong Đảng và trong nhân dân; xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, chí công, vô tư.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI)Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, đưa tự phê bình và phê bình trở thành nề nếp thường xuyên trong sinh hoạt Đảng nhằm nâng cao phẩm chất cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên và cũng chính là biện pháp thiết thực để đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, chống tham nhũng của các đơn vị cơ sở.

3- Kiến nghị

- Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách ổn định, có phẩm chất và năng lực; tuy nhiên hiện nay huyện chưa định biên cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nên chưa thể thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu về phòng, chống tham nhũng. Đề nghị cấp trên xem xét có chỉ tiêu biên chế ổn định cho cán bộ chuyên trách phòng, chống tham nhũng ở cấp huyện.

- Theo quy định hiện hành về minh bạch tài sản thu nhập có quá nhiều đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản thu nhập và chưa có cơ chế giám sát toàn diện. Kiến nghị cấp trên nghiên cứu có quy định cụ thể theo hướng giảm số đối tượng chưa cần thiết phải kê khai tài sản thu nhập đồng thời có cơ chế giám sát cộng đồng về tài sản thu nhập.

- Hoàn chỉnh, quy định rõ ràng, cụ thể, thống nhất các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí để đảm bảo tính kịp thời, tính nghiêm minh.

Trên đây là báo cáo kết quả ... năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn huyện Thăng Bình. Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình kính báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ biết và tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thời gian đến./.

Nơi nhận:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy (báo cáo);

- Lưu: VP.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ

0