31/03/2021, 15:31

Bài văn thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết số 9 - 12 bài văn thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay nhất

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Mỗi dịp tết đến xuân về mỗi gia đình lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Và chắc chắn không thể thiếu những thứ đồ trên. Đó là đặc trưng của ngày tết cổ truyền Việt Nam, ghi nhớ những điều đó chính là ghi nhớ ...

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Mỗi dịp tết đến xuân về mỗi gia đình lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Và chắc chắn không thể thiếu những thứ đồ trên. Đó là đặc trưng của ngày tết cổ truyền Việt Nam, ghi nhớ những điều đó chính là ghi nhớ những điều cha ông ta đã truyền dạy lại cho con cháu đời sau. Thế nhưng đó chưa phải tất cả, trên bàn thờ mỗi gia đình không thể khong có mâm ngũ quả ngày tết.


Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam.Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.


Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì có câu “quýt làm cam chịu”…


Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối. Với người Huế, mâm ngũ quả thể hiện sự giao thoa Văn hóa giữa hai Miền nam – Bắc. Giống như một số tỉnh phía Bắc, mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có nải chuối đặt ở phía dưới, từng trái chuối chuối ôm gọn các quả khác ở phía trên. Nhưng khác với Miền bắc, người Huế không dùng nải chuối tiêu thon dài như Miền bắc mà chọn loại chuối mật vừa mập vừa tròn. Ngoài ra, người Huế còn bị ảnh hưởng bởi Phong tục Tập quán của người Miền nam nên trên mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có các loại quả sau : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.Mâm ngũ quả của người Huế là sự giao thoa giữa hai miền Bắc NamÝ nghĩa của từng loại quả:

- Chuối, phật thủ: như bàn tay che chở.

- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

- Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

- Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

- Đào: thể hiện sự thăng tiến.

- Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

- Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.

- Thanh long: ý rồng mây gặp hội.

- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.

- Dừa: có âm tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu.

- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.

- Xoài: có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.


Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này.


Ngoài ý nghiã tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp. Mâm ngũ quả thể hiện triết lí, ý nghĩa cao về tâm hồn người Việt chúng tôi cũng như thể hiện tính thẩm mĩ. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là các bạn đã tìm hiểu về lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tôi. Mặc dù mỗi miền mỗi khác nhưng dù sao mâm ngũ quả cũng là thứ hội tụ đầy đủ hồn quả, hương cây của khắp mọi miền đất nước chúng tôi. Cho dù đi xa quê hương các Việt kiều cũng vẫn nhớ nét văn hóa này, vẫn không quên chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất để đón Tết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
0