31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long số 2 - 12 Bài văn phân tích tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long hay nhất

Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái "lặng lẽ" của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này. Trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường ...

Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái "lặng lẽ" của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này.


Trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường sắt dọc theo sông lại nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thông lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80 km nữa mới đến Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai - Sa Pa vô tình đã trở thành cầu nối, trở thành người dẫn chuyện.


Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngoài người lái xe già trước cách mạng tháng Tám 1945 còn có ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.


Truyện ngắn này tác giả đã viết vào những năm 60, không khí xã hội bấy giờ còn thấm đẫm hương vị ngọt ngào của cuộc sống mới và những con người mới. Cho nên ta gặp ở đây một người lái xe già không hay cau có mà lại vui tính, "có máu nghệ sĩ", một ông họa sĩ già vẫn ham đi thực tế các vùng xa xôi để sáng tác, một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ măng sẵn sàng đi đi lên Tây Bắc nhận công tác.


Họ tuy là những người người xa lạ, gặp nhau lần đầu nhưng tâm hồn họ trong sáng, cùng chung mục đích ý tưởng, lại sẵn tình cảm chân thật nên họ đã gặp nhau. Cuộc trò chuyện giữa họ cho ta thấy thế nào là nét đẹp của cuộc sống mới. Tuy nhiên, mặc dù có đến ba, nhưng họ vẫn chưa phải là nhân vật chính.


Phải chờ xe đi đến Sa Pa, nghỉ chân ở đấy ba mươi phút, ta mới có điều kiện tiếp cận với nhân vật chính. Đó là anh thanh niên mới hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Tất nhiên khi gặp gỡ với người lái xe già đã từng quen biết, với ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên này không hề tỏ ra ít nói chút nào, nhưng cái tên truyện lặng lẽ Sa Pa chính là dành cho anh, bởi anh "lặng lẽ" làm việc một mình trên đỉnh núi cao, là "một con người cô độc nhất thế gian" (như lời giới thiệu của người lái xe già), nhưng công việc lại liên quan đến cả nước.


Làm một công việc đo gió, đo mây dự báo thời tiết âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh núi vao hai ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã đành, anh còn biết tự tạo cho mình một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách.


Tuy vậy anh thanh niên vẫn thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp người lái xe già cùng khách qua đường để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi "nhớ người"... Đây là một chi tiết rất người mà tác giả đã nắm bắt, phát hiện bởi vì đã là con người thì ai chả sợ nỗi cô đơn. Nhưng cái cách để gặp người của anh thanh niên này cũng khá lạ lẫm.


Người lái xe già kể: "Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi như thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hỏi với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này anh chỉ đỏ mặt".


Thì còn ai nữa, chính anh ta chứ ai! "Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyến một lát". Và cái kế của anh thanh niên đó chính là đẩy khúc câu ra giữa đường để xe khách phải dừng lại. Ôi đó cũng là một cái kế sách lạ lẫm hết mức!


Nhưng đó là câu chuyện của 4 năm trước, còn bây giờ, hãy xem, anh ta vẫn "mừng quýnh" khi thấy xe khách lên. Rồi khi đưa khách lên chơi nhà, anh ta khẩn trương, tất bật đến từng phút đủ để làm các công việc cắt hoa, mới nước, kể về công việc và nghe chuyện của khách trong khoảng thời gian 30 phút, thời gian mà chiếc xe khách có thể đỗ lại nơi đây.


Người đọc thấy anh ta nói hơi nhiều, nói nhanh, "nói xong chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến" cũng có thể nói tiếng người với những đồng bào của mình, còn ngày thường thì anh ta hát to chăng nữa cũng chỉ có mây núi có mây núi nghe mà thôi. Nhưng trong tất cả các lần gặp người, lần này có lẽ anh ta gặp may hơn.


Ngoài người lái xe già anh dã từng quen biết, anh lại gặp được một họa sĩ già vui tính "xúc động manh" vì rất quý trọng công việc và con người anh, và đặc biệt cô kĩ sư trẻ rất xúc động. Cô đã "bất giác đỏ mặt lên" khi nghe người lái xe già kể chuyện về anh, lại xúc động đến lại một cái gì đó" khi "nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ".


Đến khi anh thanh niên tặng hoa "... cô kĩ sư chỉ ô lên một tiếng! ... quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy".


Tác giả đã miêu tả rất tỉ mỉ sự diễn biến tâm lí trẻ của một cô gái trẻ dễ xúc động. Vì tâm hồn cô đầy những khát vọng và ước mơ, nên cô gái đã đón nhận câu chuyện và bó hoa của người thanh niên "cô độc nhất thế gian" một cách thật lòng. Ngay cả lúc người thanh niên nói những câu có lẽ hơi đột ngột: "Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi..." thì cô gái vẫn "ôm nguyên bó hoa trong tay, tai lắng nghe".


Để đến lúc đọc sách của anh, khi ông họa sĩ già đang thực hành sáng tác, cô gái đã cảm thấy "bàng hoàng" về một cái gì đó chớm nở trong cô giúp cô xóa bỏ cái nhạt nhẽo của một tình cảm đã qua. Rồi vô tình hay hữu ý, cô đã để lại một chiếc khăn tay "kỉ niệm lần đầu gặp gỡ này. Một cái cỏn con gì rồi ra có thể biến thành mọt chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm trong cuộc sống của anh ta".


Người đọc có thể cho là sự phát triển tình cảm của cô gái hơi nhanh nhưng ai mà hiểu được trong hoàn cảnh ấy, sự chia tay trong "bạt ngàn" Tây Bắc, rất có thể là không gặp lại, lại không đưa người ta đến những cảm xúc tương tự. Cho nên cái bắt tay cuối cùng của cô đối với anh thanh niên cũng khác: "Cô chia tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cai gì chứ không phải là cái bắt tay".


Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ theo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp vơi từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến.


Những người trong sáng nhiệt tình sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ sét để lập bản đồ sét đến mức "trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi".


Tác giả viết: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa... có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0