31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long số 10 - 12 Bài văn phân tích tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long hay nhất

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông cũng có khá nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu trong đó là tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa. Truyện ngắn này là kết quả một chuyến đi công tác ở Lào Cai năm 1970. Qua câu chuyện nhà văn muốn ca ngợi những phẩm chất của những thế hệ ...

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông cũng có khá nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu trong đó là tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa. Truyện ngắn này là kết quả một chuyến đi công tác ở Lào Cai năm 1970. Qua câu chuyện nhà văn muốn ca ngợi những phẩm chất của những thế hệ thanh niên cống hiến hết mình cả tuổi trẻ, tình yêu cho Tổ Quốc trong thời kì đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.


Lặng lẽ Sa Pa nói được nhà văn xây dựng một tình huống truyện khá giản dị bình thường thế nhưng qua đó những nhân vật với tính cách tốt đẹp của mình lại được bộc lộ rõ nét và tự nhiên. Đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ của anh thanh niên trên núi Sa Pa và ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.


Cuộc gặp gỡ ấy ta thấy ấn tượng với hình ảnh anh thanh niên và những phẩm chất của mình. Qua đó nhà văn muốn ca ngợi hình ảnh những thế hệ thanh niên sẵn sàng hi sinh tuổi tác của mình để cống hiến hết mình cho tổ Quốc. Anh thanh niên hiện lên trong cách nhìn và sự đánh giá của những nhân vật phụ như ông họa sĩ, cô kĩ sư bác lái xe.


Đến với Sa Pa Nguyễn Thành Long không quên nói đến những cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Nào là ánh nắng tới đốt cháy rừng cây, mây trời thì như từng cục lăn tròn, những cây thông cao quá đầu thì rung tít trong nắng. Có thể nói chỉ cần vài nét chấm phá mà nhà văn đã mang đến cho chúng ta một khung cảnh Sa Pa có nắng, có gió, có mây và có thông.


Mây gần người như rơi xuống đường cái, lăn vào cả bánh xe. Nói chung khung cảnh ấy thật giống như một chốn bồng lai tiên cảnh. Cứ thế Sa Pa hiện lên với những vẻ đẹp trong sáng nhất, trong trẻo mộng mơ nhất. Bức tranh dường như có đủ cả đường nét, hình khối và màu sắc.


Xe dừng nghỉ tại chỗ và chính khoảng thời gian ấy đã khiến cho cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra. Họ dành cho nhau một khoảng thời gian ngắn nhưng lại có thể biết hết chỗ ở cũng như là công việc của anh thanh niên kia. Anh thanh niên xuất hiện gián tiếp qua lời nói của bác lái xe rằng anh là một người “cô độc nhất thế gian” và anh mắc bệnh “thèm người” và ông họa sĩ nếu gặp thì thế nào cũng thích vẽ cho mà xem.


Và rồi không cần ai phải nói đến nữa mà họ đã dành cho nhau ba mươi phút, ông họa sĩ kịp thời vẽ một bức tranh kí họa về chân dung của anh thanh niên áy còn cô kĩ sư có chút bàng hoàng và biết ơn anh. Để rồi khi họ đi anh lại lặng lẽ một mình trong mây ngàn gió núi ấy.


Nhân vật anh thanh niên quả thật đã để lại trong ta biết bao nhiêu là niềm thương mến. Anh hai mươi bảy tuổi, anh sống và làm việc trên đỉnh núi cao 2600 mét. Công việc của anh là theo dõi những diễn biến của thời tiết để báo vệ bảo vệ mùa màng sản xuất cho người dân.


Trách nhiệm ấy vô cùng cao cả mặc thời tiết khắc nghiệt “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. Cũng chính vì hoàn cảnh sống ấy cho nên anh phải lặng lẽ một mình không có ai ở trên đó với anh cả. Anh sống trong cảnh heo hút, thế nhưng tâm hồn anh vẫn trẻ trung lạc quan yêu đời đến thế.


Có lẽ mỗi chúng ta thấy được ở nhân vật này một tình cảm yêu công việc rất lớn. Sống trong cảnh cô đơn không có ai bên cạnh thế nhưng anh vẫn quyết tâm làm việc ở đó để cống hiến công sức của mình cho công cuộc đưa đất nước đi lên. Khi có người hỏi thì anh nói “Khi làm ta với công việc là đôi”. Có lẽ chính vì thế mà người ta thì thấy anh cô đơn còn anh thì không hề thấy điều đó. Anh không cần ai thúc giục vẫn tận tụy với công việc của mình.


Sống một mình như thế nhưng anh vẫn xây dựng cho mình được một nếp sống rất văn minh sạch sẽ gọn gàng. Cái sự gọn gàng của anh khiến cho nhiều cô gái còn phải thua xa. Chính vì thế mà ông họa sĩ và cô kĩ sư không khỏi ngạc nhiên về điều đó. Không những thế anh còn có cả trà để pha. Ngoài công việc anh còn nuôi gà, trồng hoa và thật ngạc nhiên khi anh cầm những cành hoa ấy tặng cho cô kĩ sư trẻ. Cô chỉ biết đỏ mặt ngượng nghịu e thẹn trước hành động vô cùng ga lăng lãng mạn của anh. Anh có thói quen đọc sách và chính vì thế mà anh không hề cô độc.


Qua đây ta thấy anh thanh niên là một người rất cởi mở với khách, thân thiện giúp người. Anh biết vợ bác lái xe ốm thì đã đem tặng cho bác củ tam thất về cho bác gái. Chỉ cần bấy nhiêu thôi đã khiến cho ông họa sĩ cô kĩ sư có cái nhìn khâm phục anh thanh niên ấy. Anh khiêm tốn nhận những lời khen của bác lái xe như thế là không xứng đáng.


Về những nhân vật phụ trong truyện thì họ có vai trò làm cho nhân vật anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên chân thành. Bác họa sĩ thì có thêm một bức tranh chân dung tuyệt vời còn cô kĩ sư thì nhận ra sau nhưng câu chuyện của anh thanh niên về cuộc sống. Cô nhận thấy mỗi tình bấy lâu nay của mình là nhạt nhẽo. Còn Bác lái xe thì luôn là người yêu cuộc sống và đã quá thân thiết với anh thanh niên kia.


Như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh anh thanh niên hết lòng vì công việc. Anh thanh niên ấy không có một cái tên cụ thể không phải nhà văn không nghĩ ra được một cái tên cho anh mà đó là ý đố nghệ thuật. Nhà văn muốn nói tới biết bao nhiêu thanh niên cống hiến cho tổ quốc quên mình trong xã hội ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0