31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích nhân vật Tnú trong truyện "Rừng xà nu" số 9 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Tnú trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

Là một trong những nhà văn nổi bật trong nền văn học Việt nam qua thể loại truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành đã mang tới độc giả những hình ảnh hùng vĩ, oai hùng nhất cả về khung cảnh và con người vùng đất Tây Nguyên qua tác phẩm Rừng Xà nu. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh của ...

Là một trong những nhà văn nổi bật trong nền văn học Việt nam qua thể loại truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành đã mang tới độc giả những hình ảnh hùng vĩ, oai hùng nhất cả về khung cảnh và con người vùng đất Tây Nguyên qua tác phẩm Rừng Xà nu. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh của những cây xà nu “luôn hướng về phía ánh sáng” tựa như con người của Tnú. Tnú được xem là hình ảnh người con tiêu biểu của nhân dân Tây Nguyên luôn kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


Trong giai đoạn đất nước trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, đã có biết bao người anh hùng, chiến sĩ cán bộ không quản ngại xả thân vì sự nghiệp nước nhà. Nhân dân khắp nơi trên đất nước đều hòa chung không khí chiến đấu, từ vùng đất “Việt Bắc“ đáng mến, cho tới Tây Nguyên bạt ngàn, người dân trên dải đất hình chữ S đều luôn mang cao tinh thần chiến đấu, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù của dân tộc.


Nhân vật Tnú là một trong những nhân vật trung tâm của câu chuyện, bên cạnh cụ Mết, Mai, Dít tới bé Hen. Tnú lớn lên cùng dân làng Xô man. Dân làng đã nuôi dưỡng, đùm bọc và tiếp lửa tinh thần chiến đấu trong tâm trí của Tnú. “nó là người Sa Trá mình, cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó”. Tuy anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng cuộc đời anh vẫn dành trọn tình thương của cả dân làng.


Anh lớn lên trong những cánh rừng xà nu bạt ngạt, trong tiếng chày giã gạo của những cô gái, của những cụ già lão làng. Được thấm nhuần tư tưởng của Đảng, Tnú lớn lên đã luôn ý thức được con đường đi của Cách Mạng. Từ khi còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan dạ. Tnú đã cùng Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết - một cán bộ cốt cán của nhà nước.


Tuy nhỏ nhưng tiềm thức không hề bị khiếp sợ trước quân thù. Có lần vượt thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy anh, thế nhưng anh quyết giữ bí mật của bức thư mà anh Quyết đã trao. Có lần anh bị giặc bắt, quân thù tra tấn dã man để hỏi “Cộng sản ở đâu”. Tnú đã quả quyết, ngang nhiên trả lời rằng “Cộng sản ở đây này”. Chẳng hề một chút lung lay, run sợ, anh kiên cường trả lời với tư tưởng tự hào nhất vì được đứng trong hàng ngũ của những người làm cách mạng.


Tnú còn là một người rất ham học, để thể hiện quyết tâm học lấy con chữ, Tnú đã dứt khoát hành động tự đập đá vào đầu, máu chảy ròng ròng khi anh thua Mai trong việc học hành. Thật đáng quý biết bao khi đất nước ta có những người con như Tnú, luôn luôn biết phấn đấu để trau dồi hiểu biết, phục vụ con đường giải phóng đất nước.


Những tính cách ấy đã góp phần tạo nên một người anh hùng Tnú. Tnú lớn lên cường tráng như một cây xà nu. Mang trong mình tinh thần cứng rắn, kiên cường như cây xà nu, dù trên thân mình đã phải chịu biết bao đòn roi, dọc ngang vết chém nhưng anh quyết không lùi bước.


Phía sau lưng anh còn có một gia đình ấm êm, khi anh lớn lên và kết hôn cùng Mai - người bạn thời niên thiếu. Nhưng tiếc thương thay, những kẻ thù bạo tàn ấy đã cướp đi hạnh phúc của Tnú khi chúng đã giết hại vợ con anh. Nỗi đau này biết kể sao cho xiết. “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. .. bụng anh có lửa đốt”.


Nỗi đau của riêng anh nhưng cũng là nỗi đau chung của biết bao nhân dân, khi đất nước loạn lạc, chiến tranh thì nỗi chia ly, tang tóc càng tăng lên. Tnú không cứu được vợ, phải chứng kiến cái chết của vợ con anh ngay trước mắt càng làm khắc sâu nỗi đau ấy. Hình ảnh mười đầu ngón tay bị đốt cháy bởi nhựa rừng xà nu như mười ngọn đuốc sáng, nhưng anh vẫn không lùi bước. Đó là ý chí sức mạnh của một người lính cách mạng đã được tôi luyện, rèn rũa bởi Đảng.


Không đắm chìm trong đau thương mất mát, nỗi đau thương ấy càng trở thành động lực đẩy cao tinh thần căm thù giặc của anh. Bị giặc bắt sau khi Mai chết, Tnú càng trở nên lo lắng khi không có ai tiếp tục lãnh đạo dân làng khi Đảng có lệnh. Anh vùng lên chiến đấu, khi bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn sẵn sàng cầm giáo, cầm súng để chiến đấu. Thà chết chứ không chịu đầu hàng, đôi tay anh vẫn kiên cường chiến đấu, xiết chết cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả cầm thú. Anh đã trở thành điểm tựa cho cả dân làng Xô man, không hề khuất phục trong bất cứ hoàn cảnh nào.


Tnú từ khi còn là thiếu niên cho tới lúc trưởng thành, chưa bao giờ ngọn lửa cách mạng vụt tắt trong anh. Đôi tay anh đã chăm sóc, bảo ban biết bao thế hệ nhỏ. Đôi tay ấy đã kiên trì cầm phấn học con chữ, cầm đá ghè vào đầu vì trách bản thân mình kém cỏi, chỉ hiên ngang lên bụng để tuyên bố “Cộng sản ở đây”. Đôi tay ấy dù có mất đi mười ngón tay cũng vẫn không chịu từ bỏ, khi máu ngập tràn, mặn chát ở đầu lưỡi bởi nỗi đau, nhưng tay anh vẫn chiến đấu, vẫn vững vàng trên con đường đánh đuổi quân thù.


Nhật vật Tnú dưới tài năng bút pháp của Nguyễn Văn Trung đã trở thành một tượng đài trong lịch sử văn học và lòng độc giả. Anh là những kết tinh đẹp nhất của vẻ đẹp anh hùng, hào kiệt của người dân Tây Nguyên. Tinh thần “vì nước quên mình, thà chết chứ không chịu khuất phục” luôn sống mãi trong tinh thần của các anh chiến sĩ. Truyền thống tinh thần ấy mãi mãi là nét đẹp đáng quý, đáng phát huy trong muôn đời sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0