31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" số 8 - 10 Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" của Mô-li-e hay nhất

Mô-li-e là một nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lão hà tiện, người bệnh tưởng… Trong đó “Trưởng giả học làm sang” là tác phẩm vô cùng tiêu biểu của ông và đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm đó. Đoạn ...

Mô-li-e là một nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lão hà tiện, người bệnh tưởng… Trong đó “Trưởng giả học làm sang” là tác phẩm vô cùng tiêu biểu của ông và đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm đó. Đoạn trích nói về câu chuyện của ông Giuốc-đanh khao khát sự quyền quý, sang trọng và ông thực hiện khao khát đó bằng việc khoác lên mình những bộ trang phục cao quý cùng với đó là sự ảo tưởng vô cùng hài hước về khao khát đó.


Đoạn trích xoay quanh hai cảnh chính, ở cảnh đầu tiên là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may, câu chuyện trở nên hấp dẫn ngay từ phút đầu khi hình ảnh người đọc thấy được đầu tiên đó là sự vội vàng, quan trọng hóa vấn đề đến đỉnh điểm thông qua hình ảnh của ông Giuốc-đanh đang vô cùng nôn nóng chờ sự xuất hiện của ông thợ may chỉ để phàn nàn về chiếc bít tất của mình, rồi tiếp theo câu chuyện đó là chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ và rồi cuối cùng vẫn là bộ lễ phục mới của ông với những bông hoa ngược. Và cũng chẳng biết những bông hoa đó được thiết kế như vậy dưới bàn tay người thợ may hay là sự cố trong quá trình thiết mà lại có như vậy, chỉ biết rằng ông Giuốc-đanh đã nhận ra điều đó, rồi chính sự hiểu biết nông cạn của ông cũng chẳng biết những bông hoa được thiết kế như vậy là đúng hay sai.


Nhưng với tính cách muốn học đòi làm sang, muốn bản thân mình theo hướng quý tộc nên chính ông đã bị người thợ may dẫn dắt theo ý của mình, “Mọi người quý phải đều mặc như thế cả”, chỉ với câu nói đó mà người thợ may đã thuyết phục ông Giuốc-đanh một cách toàn vẹn nhất, điểm hài hước ở đây đó là việc hoa bị may ngược thì sai rõ ràng như thế nhưng cái sự ngu muội đâu có giúp cho ông nhận ra điều đó, không chỉ dừng ở đó kịch tính của câu chuyện được đẩy lên khi bác phó may nắm bắt được tâm lí và đưa ra những lời lẽ vô cùng sắc sảo “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà”. Vì sợ mất đi sự quý phải mà mình muốn có, sợ mất đi cái nét quý tộc mà ông đã khao khát nên ông luôn miệng từ chối.


Chính giấc mộng muốn làm sang lại kèm theo sự dốt nát đó đã đưa phần đầu vở kịch ngày càng cao trào với các tình tiết hài hước, và rồi từ những thắc mắc của mình thì chính ông lại trở nên vô cùng hài lòng với tất cả những thứ mình đang có mà không hề hay biết đó chỉ là sự ngốc nghếch của bản thân ông. Sang cảnh sau của vở kịch sự hài hước lại được đẩy lên cao trào vẫn theo kịch bản cũ, vẫn là tính cách đó, tính cách học đòi làm sang theo phong cách quý tộc đó đã đưa người đọc tới những tình tiết hài hước tiếp theo, lần này lại là tay thợ phụ đưa ông vào kịch bản mà hắn đã tạo nên, ở đoạn đầu vở kịch là sự khéo léo của bác phó may khi dùng những lí lẽ dẫn chứng của mình để thuyết phục ông bào chữa cho những khuyết điểm mà mình đã gây ra thì sang tới đoạn này là hình ảnh những câu nịnh hót như rót mật vào tai một người đang ảo tưởng về sự quý phái.


Sẽ chẳng có gì để nói khi hai từ “Ông lớn” được thốt lên trước mặt ông Giuốc-đanh khi ông đang khoác trên mình bộ lễ phục mà ông cho là hoàn hảo nhất, câu nói như tôn lên sự quý phải của ông, câu nói như động đúng với những gì mà ông đang có, và chính câu nói đã làm ông bộc lột rõ nét hơn bản chất của mình, từ đó mà tay thợ phụ đã nhận ra điểm yếu từ một con người đang ảo tưởng kia, rồi những câu nói “Cụ lớn” “Đức ông” bắt đầu xuất hiện, chỉ như vậy đã đủ cho tay thợ phụ kiếm được số tiền thưởng đáng kể.


Đoạn trích đã xây dựng rất thành công tâm lí nhân vật, hoàn hảo trong khắc họa tính cách nhân vật, đối lập giữa sự ngờ nghệch, ảo tưởng, dốt nát, khao khát sự hào nhoáng bên ngoài của ông Giuốc-đanh là tính cách lanh lợi, khéo léo của tên thợ may, sự nịnh hót, tâng bốc của tay thợ phụ càng đẩy vở kịch trở nên cao trào và vô cùng hấp dẫn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0