31/03/2021, 15:34

Bài văn nghị luận về ý nghĩa bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn..." số 3 - 10 Bài văn nghị luận về ý nghĩa bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn..." (lớp 7) hay nhất

Mỗi người chúng ta đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương ấp áp, đùm bọc nâng niu của mẹ của cha, của những người thân thiết ruột thịt trong gia đình. Bởi lẽ đó, tình cảm của gia đình thấm nhuần trong tâm hồn mỗi người, đồng thời là một dòng chảy dào dạt ...

Mỗi người chúng ta đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương ấp áp, đùm bọc nâng niu của mẹ của cha, của những người thân thiết ruột thịt trong gia đình. Bởi lẽ đó, tình cảm của gia đình thấm nhuần trong tâm hồn mỗi người, đồng thời là một dòng chảy dào dạt trong ca dao tục ngữ. Cho nên khi nghĩ đến những gì cha mẹ đã dành cho con cái không ai lại không nhớ đến câu ca dao đầy gợi cảm:


Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


Trước hết, những hình ảnh trong bài gợi cho ta một cảm tưởng vừa to lớn vừa sâu xa. Công cha được so sánh với “núi Thái Sơn”, thể hiện được tính cách mạnh mẽ vững chắc của người cha. Ngọn núi cao lớn ấy vừa thể hiện được hình ảnh bức tường che chắn mọi bão táp cuộc đời cho đứa con, vừa tượng trưng công lao, khó mà cân lượng được của người cha. Tình mẹ được ví “Nước trong nguồn”. Đúng là còn tình cảm gì tươi mát cho tâm hồn con bằng tấm lòng thương dịu ngọt của mẹ. Mấy tính chất của nước nguồn rất phù hợp với mấy đặc điểm của lòng mẹ thương con.


Nước chảy ra từ nguồn vữa trong vừa ngọt, vừa mát mẻ chẳng bao giờ cạn cũng giống như tình cảm vô cùng trìu mến, hết sức vô tư mẹ đã dành cho con. Đó là dòng sữa bổ dưỡng, làm nguồn sống vô giá và thiêng liêng mẹ trao trọn đời cho con cùng với tiếng ru mà “Dù con đi hết cuộc đời – Cũng không đi hết được lời mẹ ru”. Thật ra những hình ảnh ví von trên chỉ là tương đối. Có ông bụt, bà tiên, đá núi, nước nguồn nào sánh được với tình yêu cha – mẹ trao gởi cho con.


Cha mẹ đã sinh thành ra ta, đã ban cho ta hình hài, sự sống, giọt lệ, tiếng cười trên trái đất này. Ta là kết tinh của máu thịt, của tình yêu mẹ cha. Mẹ đã chín tháng mang nặng đẻ đau, ba năm bù trì bú mớm. Thuở ta còn trứng nước, chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ chịu, mẹ đã hi sinh cho con rất lớn. “Con phải có cha, không ai từ lỗ nẻ mà ra”. Làm sao ta trả hết công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ? Ai có thể tính được những đêm không ngủ của cha mẹ: những ngày vất vả; long đong bươn chải của cha; lo cho ta từ li sữa, bát cơm, xe nôi, tấm áo. Mỗi lúc ta đau ốm; cha mẹ thường xuyên túc trực bên giường, dỗ dành từng múi cam, viên thuốc. Ánh mắt đăm chiêu, bàn tay nâng giấc… kể sao cho hết bao nỗi lo âu nhọc nhàn. Lo con biết đi biết nói, lo con đến lớp đến trường không thua kém ai… làm sao tính hết được công sức chăm lo hàng chục năm trời của cha me?


“Nuôi con những ước về sau”, cha mẹ hi vọng, đón đợi ở ta thành người có ích cho xã hội, đem lại niềm vui cho gia đình. Cha mẹ dạy dỗ ta từng lới ăn tiếng nói: uốn nắn ta từng cử chỉ tác phong, dắt dìu ta từ những bước chập chững vào đời. Người thầy đầu tiên, người cố vấn trọn đời cho ta cũng là cha mẹ ta. Thử tưởng tượng những đứa con hư đốn, bất hiếu, làm càn, thì cha mẹ sẽ đau đớn biết bao!


Hiểu được công lao to lớn tình cảm thiêng liêng và vô giá, những mong ước thiết tha của cha mẹ đối với con cái, chúng ta không thể phụ bạc, khiến cha mẹ đau lòng, thất vọng. Biết vâng lời cha mẹ, luôn phấn đấu tiến bộ, đó là cách báo hiếu thiết thực. Có vậy, công lao như núi Thái Sơn, tình nghĩa như nước nguồn của cha mẹ mới được đáp đền xứng đáng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Cùng chủ đề
0