31/03/2021, 15:32

Bài văn nghị luận về tác hại của thói quen trì hoãn số 3 - 6 Bài văn nghị luận về tác hại của thói quen trì hoãn công việc trong cuộc sống (lớp 12) hay nhất

Trì hoãn là một căn bệnh nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn cứ mãi nấn ná, lần nữa, mãi không hoàn thành dứt điểm một việc gì đó. Cuộc sống không chờ đời ai cả, cứ tiếp tục trì hoãn, tuổi trẻ của bạn sẽ trôi đi nhanh chóng và những gì còn lại sẽ chỉ là những tiếc nuối, dở dang... ...

Trì hoãn là một căn bệnh nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn cứ mãi nấn ná, lần nữa, mãi không hoàn thành dứt điểm một việc gì đó. Cuộc sống không chờ đời ai cả, cứ tiếp tục trì hoãn, tuổi trẻ của bạn sẽ trôi đi nhanh chóng và những gì còn lại sẽ chỉ là những tiếc nuối, dở dang...


Thời gian là một thứ tài sản duy nhất được sở hữu như nhau ở tất cả mọi người. Vậy nên, điều quan trọng giúp bạn tiến lên là sự nhanh nhạy, năng động hơn trong mọi việc so với người khác. Nếu bạn định rằng, đầu năm 2 đại học phải đi học ngoại ngữ nhưng đến năm 4 mới học thì có phải bạn đã mất 2 năm để nói ngoại ngữ lưu loát hơn? Bạn có nghĩ là cô bạn cùng lớp đã học xong một khóa giao tiếp và có được một công việc làm thêm khá tốt, trong khi bạn đang chần chừ xem có nên đi học không?


Hoặc bạn nghĩ bản thân đang cần rất nhiều thay đổi, muốn sống tốt hơn, biết nhiều phương pháp làm việc hơn và được tư vấn mua một cuốn sách về đọc, nhưng bạn cứ viện lý do bận rộn, gia đình, bạn bè…và cuốn sách cứ nằm chỏng chơ trên kệ, thì cứ 1 ngày bạn chưa thay đổi tích cực, bạn đang dừng lại đấy. Xã hội luôn tiến về phía trước, còn bạn cứ đứng nguyên nghĩa là bạn đang thụt lùi. Một câu châm ngôn rất kinh điển là “sống là không chờ đợi”. Bất cứ việc gì cần thiết cho sự phát triển của bản thân mà bạn chậm thực hiện, trì hoãn từ ngày này qua tháng khác, bạn không những lãng phí thời gian mà còn tự làm cho mình có xu hướng phát triển chậm lại so với thời đại.Hãy suy nghĩ kỹ về điều này vì tôi chắc chắn rằng trong chúng ta có rất nhiều người rơi vào tình huống này.


Còn 1 tuần nữa là đến kỳ thi. Kỳ thi gồm 7 môn. Ban đầu bạn lên kế hoạch ôn tập cho mỗi môn 1 ngày. Tuy nhiên vì trì hoãn, cuối cùng bạn chỉ còn 3 ngày cho 7 môn. Như vậy mỗi môn chỉ còn khoảng thời gian ôn là gần nửa ngày. Khỏi cần nói thêm, sự chênh lệch thời gian này cũng cho thấy là hiệu quả ôn tập sẽ giảm rất nhiều so với kế hoạc ban đầu, phải không? Khi ôn tập với thời gian ngắn như thế, bạn sẽ phải bỏ qua một số phần, tâm lý học tủ, đem phao vào phòng thi bắt đầu xuất hiện. Và hậu quả thì cũng “hên xui” lắm.


Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trì hoãn trong cuộc đời mỗi con người (bật mí nhỏ là chính tác giả cũng từng trì hoãn như thế), từ đó sẽ có tâm lý học đối phó, kiến thức nắm không chắc và lúc này sự học chẳng còn giữ vai trò quan trọng là cung cấp kiến thức như ban đầu nữa. Từ ôn thi, sau này chúng ta sẽ có tâm lý trì hoãn về công việc, gia đình, cuộc sống…và hậu quả từ sự trì hoãn trong những lĩnh vực này khiến chúng ta phải đau đầu hơn nhiều.


Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết đoán trong chúng ta. Hiểu nôm na, sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc, từ đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy, gây tâm lý chậm chạp trong mọi việc, khiến năng suất công việc giảm. Những ai sắp ra trường hoặc đang tìm kiếm cho mình một công việc hãy cẩn thận nhé, các nhà tuyển dụng rất không thích thói quen này của ứng viên. Một số nhà tuyển dụng chuyên nghiệp còn dùng các bài kiểm tra để thử phản ứng nhanh nhạy, tính quyết đoán của bạn nữa.


Đặc biệt là với những việc “không cấp thiết, cần thời gian nhiều và kế hoạch”. Quay trở lại với việc học ngoại ngữ, nếu bạn trì hoãn, đến một lúc nào đó có thể bạn sẽ không tham gia học. Một số việc bị cho là không cần thiết cũng rơi vào tình trạng này. Chà, tôi chắc rằng sức khỏe là một yếu tố quan trọng và là một phần của cơ thể nhưng tiếc thay nhiều người trong chúng ta không biết trân trọng nó. Mỗi khi triệu chứng đau ốm nào đó xuất hiện, chúng ta thường chủ quan và trì hoãn không chịu đi khám. Cho đến khi chuyện tồi tệ xảy ra. Chúng ta thở không nổi và đến bệnh viện bằng xe cấp cứu. Hẳn bạn biết trong một số chuyện, “1 phút” cũng làm nên lịch sử phải không?


Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ phàn nàn rằng “nãy giờ mình biết rồi, trì hoãn muôn thuở ai cũng biết là xấu rồi, nhưng quan trọng là làm sao để khắc phục trì hoãn đây?”. Ừm, đây mới là mấu chốt của vấn đề, phải không? Cứ bình tĩnh, tôi muốn bạn hãy suy ngẫm về thói trì hoãn – nguyên nhân và tác hại trước đã. Đến khi bạn thực sự thấy cần thiết phải khắc phục thói xấu này, chúng ta sẽ cùng bắt tay vào thực hành những bài tập chống trì hoãn nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0