31/03/2021, 15:36

Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân số 8 - 10 Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (lớp 7) hay nhất

Cuộc sống là cả một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, bài học để hoàn thiện bản thân hơn. Có những thói hư tật xấu mà con người cần tránh và loại bỏ như nói dối. Nói dối là có hại cho bản thân. Trước tiên ta hiểu nói dối là một hành động làm sai hoặc làm thay đổi nội ...

Cuộc sống là cả một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, bài học để hoàn thiện bản thân hơn. Có những thói hư tật xấu mà con người cần tránh và loại bỏ như nói dối. Nói dối là có hại cho bản thân.


Trước tiên ta hiểu nói dối là một hành động làm sai hoặc làm thay đổi nội dung của những sự việc, câu chuyện khi truyền đạt cho người khác nghe. Người nói dối thường có chủ ý muốn cho dấu sự thật đối với người nghe. Khi một người nói dối, họ thường có lí do riêng tư. Nhưng bất kể là vì kí do nào đi chăng nữa, nói dối vẫn là một việc không nên làm vì nó mang lại nhiều hậu quả không lường trước được.


Nói dối khiến mọi người mất niềm tin vào bạn và dần dần không ai tin tưởng bạn nữa. Người đã nói dối trót lọt một lần, ắt sẽ có lần sau. Vì họ tin rằng chẳng ai biết cả. Nhưng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", bạn nói dối điều gì, sớm hay muộn cũng sẽ bị bại lộ. Mà khi đã bị phát hiện, "một lần bất tín" là "vạn lần bất tin". Như cậu bé trong câu chuyện cổ xưa, vì một trò đùa vô tâm nhưng lại khiến nhân dân xung quanh mất niềm tin vào cậu. Đến khi có sói tới thật thì không một ai tới giúp cậu nữa cả. Đó là cái giá phải trả cho lời nói dối.


Hơn thế, nói dối còn khiến bản thân trở nên tồi hơn, luôn trong tình trạng lo lắng vì bị phát hiện. Người có bí mật không muốn ai biết luôn lo lắng và tìm cách giấu giếm đi chuyện ấy. Ngày ngày lo lắng, khiến tâm hồn con người bất an, họ chẳng còn tâm trạng để hướng đến những điều tốt đẹp hơn, cao cả hơn. Tự đó mà đánh mất những cơ hội của bản thân. Tâm hồn không thanh thản, làm việc gì cũng khó. Điều đấy chứng tỏ vì sao những người mưu mô dù có cố gắng đến mấy cũng không thể thành công bằng người ngay thẳng.


Và cuối cùng, nói dối khiến cộng đồng thêm xấu hơn. Thử tưởng tượng xem, khi mọi người sống với nhau đều đeo lên một lớp mặt nạ, mấy phút trước dùng mặt nạ này, sau lại dùng mặt nạ khác. Thật sự không thể biết người bên ta, nâng đỡ ta có thực tâm hay không. Điều ấy khiến con người mất đi niềm tin vào thế giới xung quanh, tự thu mình lại trong vỏ ốc an toàn, người và người ngày càng xa nhau. Điều ấy dẫn đến một xã hội vô cảm, nơi mà người ta luôn tránh liên quan đến nhau.

Tuy nhiên đôi khi nói dối lại là một việc làm cần thiết. Đó là đối diện với bệnh tình nghiêm trọng của bệnh nhân, muốn người ấy có tinh thần tốt để vượt qua khó khăn, sống có ý nghĩa hơn trong những ngày còn lại. Người bác sĩ khi ấy nói dối là một việc làm vô cùng cao cả và sáng suốt. Khi ấy, nói dối là một nguồn sinh khí tốt đẹp, có thể thay đổi cuộc sống của cả một con người.


Và như vậy, nói dối là xấu nhưng lời nói dối với mục đích tốt đẹp sẽ là một điều đáng trân trọng. Nhưng để phân biệt được ranh giới giữa hai điều ấy, người ta phải có bản lĩnh vững vàng và một trí tuệ đủ lớn. Để làm được, cần một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài trong chính những trải nghiệm của cá nhân. Là học sinh còn đang trên ghế nhà trường, trên hết vẫn phải trung thực và không nên nói dối.


Nói dối thực sự rất có hại cho bản thân. Là một học sinh, một công dân tốt phải luôn sống trung thực thật thà để có được thành công. Nhưng đôi khi phải khéo léo, nói những lời khiến người khác tốt hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0