31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" số 6 - 6 Bài soạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" của Đặng Trần Côn lớp 10 hay nhất

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả: Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Là người làng Nhân Mục, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội Ông sống vào những năm đầu thế kỉ XVIII Ông là một người tài hoa và thông minh tuy nhiên lại không thích thi cử cho nên ông đã không đi thi Tác ...

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

Là người làng Nhân Mục, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội
Ông sống vào những năm đầu thế kỉ XVIII
Ông là một người tài hoa và thông minh tuy nhiên lại không thích thi cử cho nên ông đã không đi thi
Tác phẩm tiêu biểu của ông chính là Chinh phụ ngâm khúc
Bản diễn chữ Nôm:

Phan Huy Ích (1750 – 1822): Quê ở Thiên Lộc Nghệ An, năm 26 tuổi ông đỗ tiến sĩ, tác phẩm tiêu biểu như Dụ Am văn tập, dụ am ngâm lục
Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748): Quê ở Văn Giang Kinh bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên, bà là người phụ nữ vừa có tài vừa có sắc, tác phẩm tiêu biểu: dịch bản chinh phụ ngâm, truyền kì tấn phả


2. Tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác: được viết vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, dịch giả đã có sự sáng tạo khi dịch bản ngâm khúc chữ hán theo thể ngâm khúc, thể trường đoản cú thành thể thơ song thất lục bát
Vị trí đoạn trích: từ câu 193 đến 216
Nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yêu tố đó

Bài làm:
Các yếu tố ngoại cảnh:
Ngọn đèn: Trong những đêm cô đơn, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đền khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Thời gian cứ thế trôi qua trong nỗi tuyệt vọng của người thiếu phụ. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người và khao khát được đồng cảm sẻ chia nỗi lòng của mình.
Tiếng gà: Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm, phá vỡ sự tĩnh mịch của cảnh đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tịch của đêm.
Bóng cây hòe: gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng.


Câu 2: trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Theo anh chị những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ? Hãy cho biết vì sao người chinh phụ lại đau khổ
Bài làm:
Dấu hiệu thể hiện sự cô đơn của người chinh phụ là:
Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chồng (rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo người chồng sắp về) nhưng vẫn bặt tin.
Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy.
Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân mình (hương gượng đốt, gương gượng soi, sắt cầm gượng gảy).


Câu 3: trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Hãy cho biết vì sao người chinh phụ gian khổ
Bài làm:
Người chinh phụ buồn đau thất vọng, đau khổ vì:
Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận không biết rằng chồng mình có bình an trở về không
Tuổi trẻ qua đi vội vã (hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo - khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi).
Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt.


Câu 4*: trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Xác định những câu thơ là lời thơ của người chinh phụ cho biết giá trị biểu hiện của nó
Bài làm:
Trong đoạn trích hầu như không có lời nói của nhân vật mà chỉ có lời bộc bạch nội tâm nhân vật. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động, có thể nhân vật đang buồn đau da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng. Tâm trạng của người chinh phụ hiện rõ sự thất vọng và tuyệt vọng.


Câu 5: trang 88 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Đọc diễn cảm đoạn trích( nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điêu của thể thơ song thất lục bát( có so sánh với các thể thơ mà anh ( chị) biết)
Bài làm:
Nhạc điệu thể thơ: dồi dào, vừa có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn, vừa có được sự du dương, mềm mại của thể thơ lục bát tạo lên sự khác biệt đối với các thể thơ của các bài thơ khác


III- LUYỆN TẬP
Hãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài làm:
Tôi còn nhớ mãi ngày hôm đó, ngày tôi nhận được kết quả thông báo tôi đỗ THPT. Cầm kết quả trên tay tôi như không tin nỗi bào mắt mình, thầm nghĩ :" Mình có nằm mơ không, thật không thể tin nổi". Tôi đỗ vào ngôi trường chuyên với số điểm cao hơn mong đợi. Tôi vỡ òa hạnh phúc. Tôi sung sướng hết đứng lại ngồi. Tôi chạy vội ra sân để ngắm nhìn một chân trời mới đang rộng mở đối với tôi. Không kìm nén được hạnh phúc, tôi chạy tìm mẹ, tôi sung sướng đưa kết quả điểm thi cho mẹ tôi. Mẹ nhìn kết quả của tôi cười và nói với tôi rằng mẹ tôi rất tự hào về tôi. Ngày hôm đó là ngày tôi hạnh phúc, hạnh phúc vui mừng vì chính thành quả cực nhọc bao ngày của tôi nay đã được đền đáp xứng đáng. Đúng là có công mài sắt có ngày nên kim


Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài làm:
Giá trị nội dung
Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Nỗi buồn ấy là sự tuyệt vọng, khắc khoải của người phụ nữ, dù biết chắc chồng sẽ khó có thể quay về nhưng trong thâm tâm vẫn hi vọng. Hi vọng càng lớn thì tuyệt vọng càng đau đớn, quằn quại.
Đoạn trích cũng miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Khao khát ấy đã bị chính xã hội phong kiến thối nát, đồi bại vùi dập, chà đạp.
Giá trị nghệ thuật:
Thể thơ song thất lục bát - thể thơ do người Việt sáng tạo, rất giàu nhạc tính phù hợp với việc bộc bạch, thổ lộ cảm xúc của con người đã tạo ra âm hưởng buồn thương như dòng tâm trạng của người phụ nữ trong suốt cả đoạn trích
Đồng thời, hệ thống những từ láy kết hợp với lối thơ vắt dòng và biện pháp điệp từ, điệp ngữ càng làm cho những câu thơ trở nên nặng trĩu tâm trạng, mở ra một một nỗi buồn thương bao trùm lên cảnh vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0