31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" số 5 - 6 Bài soạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" của Đặng Trần Côn lớp 10 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả - Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất - Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII - Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh ...

I. Đôi nét về tác giả
- Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất
- Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII
- Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán

II. Đôi nét về tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

1. Tác phẩm Chinh phụ ngâm
a) Hoàn cảnh ra đời
Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”
b) Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung
+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi
- Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch)
+ Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm
3. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa
4. Giá trị nội dung
Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
5. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…
- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…


III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1

Sống trong cảnh xa cách người chinh phu (người chồng đi trận), người chinh phụ đau khổ vì cô đơn, vì mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi, nhưng người chồng cứ mãi xa vắng biền biệt, lúc này người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn là vật thể vô tri vô giác.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lòi,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Ở đây nhà thơ mượn hình ảnh đèn để nói lên cái không gian mênh mông và cái cô đơn của người chinh phụ. Trong thơ xưa, biện pháp đêm tàn đối bóng này sử dụng khá phổ biến.

Ngoài ngọn đèn còn có tiếng gà eo óc gáy khuya:

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ hóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Mượn tiếng gà gáy, nhà thơ nhằm làm gia tăng thêm ấn tượng quạnh hiu vắng vẻ. Bóng cây hòe trong đêm cũng gợi được cảm giác hoang vắng khôn cùng thật đáng sợ.


Câu 2

Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại, những hành động diễn ra trong phòng khuê: “Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”.

Người chinh phụ hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như để đợi chờ nhưng không nhận được một tin lành nào cả. Chỉ có ngọn đèn là bạn duy nhất.

Người chinh phụ lại gượng đốt hương, lại gượng soi gương:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại chứa chan.

Mong tìm được sự thanh thản nhờ làn hương gượng nhưng tâm hồn lại như mê man. Gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn thấy qua gương dáng vẻ tiều tụy xộc xệch thì lệ lại ứa ra. Gượng gảy đàn sắt cầm vì không thấy phù hợp, nhất là sợ dây đàn bị chùng hay đứt, vì theo cố nhân đó điềm gở chẳng tốt chút nào.

Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ loi của người chinh phụ.


Câu 3

Ngôn ngữ của người chinh phụ trong đoạn trích trên là giọng điệu than thở, than vãn, oán trách.

Đoạn thơ song thất lục bát - thể thơ phù hợp với việc diễn tả nội tâm đau khổ sầu muộn của con người, chính là lời than trực tiếp của nhân vật trữ tình, ở đây là người chinh phụ, càng khiến cho hoàn cảnh bi kịch của người chinh phụ thêm đậm nét và có tính chất khách quan.


Câu 4

Người chinh phụ đau khổ vì cô đơn, phải sống trong cảnh xa cách chồng, người chồng đi trận. Hơn thế nữa, người chinh phụ đau khổ vì mong muốn tha thiết được sống trong hạnh phúc tình yêu lứa đôi nhưng người chồng thì cứ xa vắng biền biệt...

Ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã toát lên một khách quan chính từ bi kịch này.


Câu 5

Thể thơ song thất lục bát có cấu trúc khá đặc biệt là đối xứng ở hai câu thất, tiêu đối ở câu lục và câu bát. Thể thơ này có vần chân (cước vận) lẫn vần lưng (yêu vận), nên đã tạo thành nhạc điệu dồi dào phong phú rất thích hợp với việc diễn tả, việc thể hiện nội tâm buồn bã, đau đớn với những âm điệu sầu thương, oán trách thở than.

Vì vậy bản dịch Chinh phụ ngâm hiện lưu hành dùng thể song thất lục bát là rất phù hợp và đúng điệu.


II. Luyện tập
Để có thể viết được đoạn văn hay đoạn thơ miêu tả một niềm vui hay nỗi buồn của bản thân mình cần đọc tham khảo kĩ các đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm trong sách này để hiểu rõ đặc trưng của nghệ thuật. Sau khi nắm được cách thức, cần định hướng nội dung của đoạn văn (ví dụ niềm vui khi được đặt chân vào trường PTTH, nỗi buồn khi một người thân qua đời hay khi phải chia tay một người bạn thân vì bạn chuyển đến ngôi trường mới, ...), lập ý và lựa chọn cách trình bày rồi mới tiến hành công việc viết. Sau khi viết xong, cần đối chiếu lại với yêu cầu xem đoạn văn (đoạn thơ).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0