31/03/2021, 15:27

Bài soạn "Bài ca Côn Sơn" số 3 - 6 Bài soạn "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi lớp 7 hay nhất

I. Tác giả - Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh. - Quê hương: thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. - Năm 1442, ông bị vướng vào vụ án Lệ Chi Viên và bị kết ...

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.

- Quê hương: thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.

- Năm 1442, ông bị vướng vào vụ án Lệ Chi Viên và bị kết tội chu di tam tộc. Đến thời vua Lê Thánh Tông, ông mới được rửa oan.

- Nguyễn Trãi là người đầu tiên của Việt Nam được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1980).


II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài ca Côn Sơn có nhiều khả năng được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép ở triều đình, phải cáo quan về quê sống ở Côn Sơn.

2. Thể thơ

Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở bản dịch là thể thơ lục bát (câu 6 - câu 8).


III. Đọc - hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn

- Hình ảnh thiên nhiên Côn Sơn được nhà thơ khắc họa bằng những hình ảnh tiêu biểu nhất:
Tiếng suối chảy rì rầm
Đá rêu phơi
Thông mọc như nêm
Trong rừng có trúc bóng râm
=> Cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ chưa có dấu chân của con người.
- So sánh thiên nhiên với:
Tiếng suối - tiếng đàn cầm: du dương, trầm bổng và có hồn
Đá rêu phơi - chiếu êm
Thông mọc như nêm: những câu thông mọc dày như được bàn tay của con người đan dệt.
Trúc bóng râm
=> Trong con mắt của nhà thơ, thiên nhiên hoang sơ nhưng lại đầy lý thú.

2. Sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên

- Đại từ “ta” được điệp lại nhiều lần. Khẳng định sự hiện diện của con người giữa thiên nhiên rộng lớn.
- “Ta” tuy nhỏ bé nhưng lại có mối liên kết với thiên nhiên:
“Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”: lắng nghe tiếng suối mà cảm nhận được như tiếng đàn.
“Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”: ngồi lên đá rêu phơi mà tưởng như đang ngồi chiếu êm.
“Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”: hưởng thụ không gian mát mẻ, sự nhàn hạ của “ta”
“Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: không chỉ hưởng thụ cuộc sống mà “ta” còn có thể thỏa mãn được thú vui “ngâm thơ” cho thấy một tâm hồn thư thái.
=> Nhân vật trữ tình đã hòa mình cùng với thiên nhiên, tận hưởng sự yên bình và thanh thản mà thiên nhiên đem lại. Chỉ có thiên nhiên mới là người bạn tri kỉ với con người lúc này.

IV. Tổng kết

- Nội dung: Bài thơ cho thấy sự khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cũng như sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên được bắt nguồn từ tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát, điệp ngữ…

V. Trả lời câu hỏi

Câu 1.
Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích (*) để nhận dạng thể thơ của đoạn trích dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Thể thơ lục bát: Không giới hạn số câu, một câu 6 xen kẽ với một câu 8.
- Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ cuối của câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới, tính chung cứ hai câu thì đổi vần là vần bằng. (rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm).

Câu 2
. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
- Có 5 từ ta.
a. Nhân vật “ta” có thể hiểu là chính tác giả.
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ:
- Hình ảnh: Một con người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Tâm hồn của một một thi sĩ đa cảm. Ông đang hưởng thụ những phút giây thanh thản hiếm hỏi trong tâm hồn, để tâm hồn hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây.
c. “Tiếng suối chảy rì rầm” được ví von với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví von với “chiếu êm”. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật “ta”?
Hai cách ví von trên giúp ta cảm nhận nhân vật “ta” là một người sống chan hòa với thiên nhiên. Đó là một con người giàu trí tưởng tượng cũng như một tinh thần lạc quan, yêu đời khi sống giữa thiên nhiên Côn Sơn.

Câu 3
. Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
- Hình ảnh Côn Sơn hiện lên qua bức tranh thiên nhiên với:
Tiếng suối chảy rì rầm
Đá rêu phơi
Thông mọc như nêm
Trong rừng có trúc bóng râm
- Nhận xét: Thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình.

Câu 4.
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật “ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh của trúc bóng râm”? Từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người thế nào?
- Hình ảnh “Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”: Không chỉ hưởng thụ cuộc sống mà nhân vật “ta” còn có thể thỏa mãn được thú vui “ngâm thơ”.
- Nguyễn Trãi giống như những bậc hiền nhân đời trước sống một cuộc đời ẩn dật, không tính toàn thị phi.

Câu 5.
Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ:
- Điệp từ “ta” là 5 lần; 2 lần từ “Côn Sơn”.
- Việc sử dụng điệp ngữ trên đã làm nổi bật sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Đồng thời giúp cho bài thơ có giọng điệu du dương, khi đọc lên giống như âm thanh của tiếng đàn.

Luyện tập
Câu 1
. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên ta” và của Hồ Chí Minh trong câu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Đều sử dụng hình ảnh thiên nhiên là “tiếng suối” để so sánh và cảm nhận. Dù là “tiếng đàn” hay “tiếng hát” cũng đều thuộc về âm nhạc có giai điệu mà chỉ có những tâm hồn như hai nhà thơ mới có thể cảm nhận được.
- Khác nhau:
Bài ca Côn Sơn: So sánh tiếng suối với tiếng đàn, gắn với địa danh Côn Sơn.
Cảnh khuya: So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, tiếng hát vô danh.


Câu 2. Học thuộc đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
- Học sinh tự học thuộc.
- Chú ý: những hình ảnh khó dễ nhầm lẫn (thông mọc như nêm, trúc bóng râm…).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0