05/06/2017, 10:42

Bài 6: Phản xạ (sinh học 8)

PHẢN XẠ I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh I mục I - Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh. - Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1). Trả lời: - Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh. - Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua. + Phần thân gồm clúit tểbào và ...

PHẢN XẠ I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh I mục I - Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh. - Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1). Trả lời: - Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh. - Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua. + Phần thân gồm clúit tểbào và nhân. + Các tua gồm / tua dài (gọi là sợi trục) và nhiều tua ngắn (gọi là sợi nhánh). - Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền .xung ...

PHẢN XẠ

 

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh I mục I

- Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh.

- Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1).

Trả lời:

- Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh.

- Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua.

+ Phần thân gồm clúit tểbào và nhân.

+ Các tua gồm / tua dài (gọi là sợi trục) và nhiều tua ngắn (gọi là sợi nhánh).

- Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền .xung thần kinh + Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích

Kích thích —> Nơron —> Xung thần kinh + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định:

Từ sợi nhánh —> Thán nơron -> Sợi trục

- Nơron thần kinh gồm các loại sau:

+ Nưron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+ Nơron trung gian (nưron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, dảm bảo liên hệ giữa các nơron.

+ Nơron li tâm (nơron vận dộng) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

2. Lệnh 2 mục I

Có nhận xét gì vc hướng dẫn truyền xung thán kinh ử nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

Chiều dẫn truyền cùa 2 nơron này ngược nhau, cụ thể:

+ Nơron cảm giác dần truyền xung thần kinh hướng về trung ương.

+ Nơron vận động dẫn truyền xung từ trung ương tới cơ quan trả lời.

3. Lệnh l mục II

- Phàn xạ là gì ?

- Nêu sự khác biệt giữa phản xạ động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).

Trả lời:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)... đều là các phản xạ.

- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:

+ Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.

+ Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

4. Lệnh 2 mục II

Quan sát hình 6-2, hãy xác định:

- Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

- Các thành phần của một cung phản xạ.

Trả lời:

- Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).

+ Nơron trung gian (nơron liên lạc).

+ Nơron li tâm (nơron vận động).

- Thành phần một cung phản xạ gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).

+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng). Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến).

Tuy nhiên, sau đó cơ quan thụ cảm lại phát xung thần kinh báo về trung ương tình trạng của phản ứng giúp trung ương nhận biết kết quả của phản ứng, để có thể có sự điêu chỉnh cho thích hợp. Thông báo tình trạng phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương chính là thông tin ngược.

Như vậy, cơ thể biết được phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Nếu chưa dáp ứng được thì trung ương tiếp tục phát lệnh dể điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.

Cũng cần lưu ý là ngay ở cơ quan phản ứng cũng có cơ quan thụ cảm gọi là thụ quan trong hay thụ quan cơ khớp. Chính các thụ quan này dã gửi thông tin ngược báo tình trạng phản ứng về trung ương thần kinh để có sự điều chỉnh.

Điếu đó chứng tỏ các phản xạ đều được thực hiện theo 1 vòng khép kín, đó là vòng phản xạ.

5. Lệnh 3 mục II

Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

Ví dụ: Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ...) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

II. GIẢI ĐÁP CẤC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ vế phản xạ.

Trả lời:

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài hoặc môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Ví dụ: Khi tay chạm vào vật nóng thì co tay lại, khi ăn thì tiết nước bọt, trời rét thì nổi da gà, chiếu sáng vào mắt, mắt sẽ nheo lại...

2. Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại.

Cung phản xạ này là con đường mà xung thần kinh ưuyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. Cụ thể:

STT

YẾU TỐ

CHỨC NĂNG

1

Cơ quan thụ cảm

Tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

2

Nơron hướng tâm

Dần truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

3

Trung ương thần kinh

Phân tích và xử lí các xung thần kinh cám giác, làm phát sinh xung thần kinh vận dộng.

4

Nơron li tâm

Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

5

Cơ quan phản ứng

oạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phán ứng tiết và phản ứng vận động dó là co tay lại).

 

0