24/06/2018, 00:50

Bài 21+22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)

Sau khi khởi nghĩa Bà Triệu thất bại nước ta bị chia cắt, nhân dân chịu nhiều khổ cực, làm nô lệ cho quân xâm lược phương Bắc. Trước tình hình đó Lý Bí đứng lên tập hợp lực lượng kháng chiến đánh tan quân giặc lập ra nhà nước Vạn Xuân. Lược đồ nước ta vào thế kỷ thứ VI thuộc nhà Lương A. Tìm ...

Sau khi khởi nghĩa Bà Triệu thất bại nước ta bị chia cắt, nhân dân chịu nhiều khổ cực, làm nô lệ cho quân xâm lược phương Bắc. Trước tình hình đó Lý Bí đứng lên tập hợp lực lượng kháng chiến đánh tan quân giặc lập ra nhà nước Vạn Xuân.

nuoc van xuanLược đồ nước ta vào thế kỷ thứ VI thuộc nhà Lương

A. Tìm hiểu lý thuyết

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

+ Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta chia nước ta thành:

– Giao Châu (Bắc Bộ)

– Ái Châu (Thanh Hoá)

– Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu (Nghệ Tĩnh)

– Hoàng Châu (Quảng Ninh)

+ Thi hành chính sách phân biệt đối xử (như người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.)

+ Tăng cường bóc lột.

+ Nên lòng dân oán hận.

nuoc van xuan 1Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí ,dựng nước Vạn Xuân 542-544

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước vạn Xuân thành lập:

a. Nguyên nhân:

Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.

b. Diễn biến:

– Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.

– Hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng như ở Chu Diên có Triệu Túc và Triệu Quang Phục; tại Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều; Lý Phục Man ở Cổ Sở .

– Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc

– 4-542 Nhà Lương từ Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh).

– 543 nhà Lương tấn công ta lần 2, ta chủ động đánh bại chúng ở Hợp Phố.Tướng địch bị giết gần hết.

– Quân Lương đại bại.

Thắng lợi do nhân dân và hào kiệt ủng hộ ; tài chỉ huy của Lý Bí .

c. Sự thành lập nước Vạn Xuân .

– 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ). Đặt tên nước là Vạn Xuân, kinh đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Niên hiệu là Thiên Đức.

– Đứng đầu là Lý Nam Đế, với hai ban văn ( Tinh Thiều ),võ ( Phạm Tu) ; Triệu Túc giúp vua coi mọi việc .

-Vạn xuân : Mong muốn sự trường tồn của dân tộc ,khẳng định ý chí giành độc lập.

B. Bài tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu ?

Nhận xét về chính sách của nhà Lương đối với Giao Châu : tàn bạo, mất lòng dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền đô hộ.

Câu 2: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì : tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại..

Câu 3: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa ?

Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa : kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập của dân tộc…

Câu 4: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua lược đồ :

– Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa… Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

– Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :

+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

Câu 5: Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi ?

Khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì : Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên quyết tâm đi theo cuộc khởi nghĩa của Lý Bí…

Câu 6: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ?

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

Câu 7: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân ?

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân : thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn…

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 6
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6

Bài viết trên được tổng hợp từ bài 21 và 22 trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bao gồm tình hình nước ta trong thế kỷ VI – VII có nhiều biến động những cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân tiêu biểu là khởi nghãi Lý Bí. Chúc các bạn học tập tốt!

0