24/06/2018, 00:50

Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX – Lịch sử 8

Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều là những cường quốc tư bản lớn của thế giới, trong sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản, các nước này đã không ngừng đầu tư sản xuất, bóc lột công nhân, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Từ đó dẫn đến những chuyển biến quan trọng của chủ nghĩa tư bản. Bài học ngày hôm nay sẽ ...

Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều là những cường quốc tư bản lớn của thế giới, trong sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản, các nước này đã không ngừng đầu tư sản xuất, bóc lột công nhân, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Từ đó dẫn đến những chuyển biến quan trọng của chủ nghĩa tư bản. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

A. Lý thuyết

I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH,  PHÁP, ĐỨC , MỸ .

1. Đế quốc Anh

* Kinh tế :
– Năm 1870 dẫn đầu.
– Năm 1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
+ Công nghiệp Anh phát triển sớm , kỹ thuật lạc hậu .
+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời  ( có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới ,nguyên nhiên liệu , nhân công rẻ  )
-Dẫn đầu thế giới về  xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa .
– Đầu thế kỷ XX  công ty độc quyền  về công nghiệp và tài chánh ra đời .
* Chính trị :
– Anh là nước Quân Chủ lập Hiến (Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi của tư sản .
* Đối ngoại :
– Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa .
– Thuộc địa Anh : 33 triệu km2 – ¼ diện tích thế giới ; 400 triệu dân – ¼ dân số thế giới
– Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là       “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .

2. Đế quốc Pháp

 * Kinh tế :
-Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ  đang  từ hạng nhì sau Anh , xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
+Pháp  phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt  1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức .
+Pháp nghèo tài nguyên,.
+Tư sản xuất khẩu tư bản ,phần lớn cho Thổ , Nga ,Cận Đông , Trung Âu , Mỹ la tinh vay lấy lãi ….đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
– Các Công ty độc quyền  ra đời  trong  điều kiện công nghiệp  xuống hãng tư .
– Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới
  * Chính trị:
– Sau 4-9-1870 nền Cộng Hòa thứ ba : đàn áp nhân dân chạy đua vũ trang , xâm lược thuộc địa .
* Đối ngoại :
– Tăng cường xâm lược thuộc địa :hạng nhì thế giới , bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh
– An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc , Ma đa ga xca; Việt Nam ,  Lào , Cam pu chia …

3. Đế quốc Đức

   * Kinh tế :
– Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :
+Thị trường dân tộc thống nhất .
+Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .
+ Có nhiều than đá , biết ứng dụng  những thành tựu mới nhất  của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
-Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình  thành công ty luyện kim, than đá   chi phối nền kinh tế Đức .
– Các công ty  độc quyền của Đức  ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai
thế giới  sau Mỹ  về công nghiệp.
* Chính trị :
– Thể chế liên bang , nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc  địa chủ và tư sản độc quyền .
– Thi hành chính sách đối nội  và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang  và xâm chiếm thuộc địa .
– Giai cấp thống trị hiếu chiến  âm mưu dùng vũ  lực để chia lại thế giới  nên  chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt , hiếu chiến”

 4. Đế quốc Mỹ

* Kinh tế :
– Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư  vươn lên đứng nhất thế giới do:
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú .
+Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.
+Ưng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .
+Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .
+Đất nước hòa bình lâu dài .
– Các công ty  độc quyền Mỹ  hình thành  khi kinh tế  phát triển mạnh  nhất  trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế
giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .
– Công  ty độc quyền khổng lồ xuất hiện  :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ,  vua thép Moóc gan ,vua  xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng
đoạn trong nước và quốc tế  về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”
– Nông  nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .
  * Chính trị :
– Vai trò tổng thống  do 2 đảng Dân Chủ và  Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
– Chính sách đối nội , đối ngoại  phục vụ cho Giai cấp tư sản .
– Mở rộng biên giới đến Thái Bình Dương .
– Chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa Cuba và Phi líp pin.
– Dùng sức mạnh của đô la để can thiệp vào Trung và  Nam Mỹ .

II. SỰ CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC
1. Sự hình thành

– Điểm chung nổi bật  trong đời sống kinh tế  của Anh, Pháp , Đúc , Mỹ  là sự hình thành các công ty độc quyền .
– Các nước phương Tây tăng cường  xâm lược thuộc địa  để đáp ứng nhu cầu  về thị trường , nguyên liệu và nhân công .
– Trước  1870 : tự do cạnh tranh .
– Sau 1870: các tổ chức độc quyền ra đời .

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa , chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới

– Bước sang giai đoạn đế quôc chủ nghĩa do nhu cầu nguyên nhiện liệu, thị trường , nhân công , nên các nước đế quốc
tăng cường xâm  lược thuộc địa
Cac nuoc Anh,Phap, Duc, Mi cuoi tk XIX, dau XX

B. Bài tập

Câu 1: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa?

Trả lời:

Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì các nước thuộc địa đều là những thị trường thuộc địa, để phát triển kinh tế Anh cần đầu tư nhiều vào các nước thuộc địa của mình như: đầu tư xây dựng nhà máy, xây dựng đường xá, phương tiện lưu thông hàng hóa…

Câu 2: Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh?

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm. hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản, Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

Câu 3: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?

Trả lời:

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

Câu 4: Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Trả lời:

Về kinh tế : Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi. Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt. luyện kim, chế tạo ô tô,… Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp xuất khẩu tư bản, chủ yếu cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Câu 5: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là ” Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Trả lời:

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Trên đây chúng tôi đã trình bày những nét đặc sắc trong sự phát triển tư bản của các nước Anh, Pháp, Mĩ và sự chuyển hướng tư bản. Với những kiến thức này, hi vọng các bạn sẽ có thêm tư liệu để phục vụ quá trình học tập.

0