Bà huyện Thanh Quan

Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Tiểu sử của bà không được hiểu biết đầy đủ. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh Nho, sinh quán tại làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là Hoàn Long, tỉnh Hà Đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mạng thứ hai, được bổ làm tri huyện Thanh Quan. Do đó nữ sĩ được gọi là Bà huyện Thanh Quan hay Bà Thanh Quan. Trong Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có đề cập về chồng của nữ sĩ như sau: “Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang” . Bà huyện Thanh Quan rất say mê cái thú văn chương và xem đó là một thú tiêu khiển thanh tao nhất. Trong câu đối dán trong dịp Tết, bà đã hạ bút: Duyên với văn chương nên dán chữ Nợ gì trời đất phải trồng nêu Nói về bà, có nhiều giai thoại rất lý thú. Nhân một hôm ông huyện đi vắng, có một người đàn bà còn trẻ, tên là Nguyễn Thị Đào đến kiện người chồng phụ bạc, phế bỏ việc gia đình, hắt hủi vợ nhà, và yêu cầu quan trên cho mình được ly dị với chồng. Nhận thấy nội dung lá đơn lời lẽ rất cảm động, thương cho người thiếu phụ chịu lỡ dở cuộc duyên tình phí bỏ cả ngày xanh trong cảnh cô đơn, bà Huyện liền quên cả luật pháp, phê vào lá đơn của Nguyễn Thị Đào bốn câu thơ: Phó cho con Nguyễn Thị Đào Nước trong leo lẻo, cắm sào đợi ai Chữ rằng: Xuân bất tái lai Cho về kiếm chút, chẳng mai nữa già Do việc làm của bà mà ông Huyện bị quan trên quở trách. Nhưng cách đó chẳng lâu, ông lại được thăng chức và thuyên chuyển về Bộ hình làm chức lang trung. Nhờ có tài văn chương lỗi lạc, Bà huyện Thanh Quan được vua Tự Đức vời vào cung và phong chức Cung trung Giáo tập để dạy cho các cung nhân học. Trọng tài học của bà, vua Tự Đức có ban cho bà được đề thơ vào một cái chén cổ, có bức hoạ sơn thuỷ. Bà đã ứng khẩu đọc hai câu: In như thảo mộc trời Nam lại Đem cả sơn hà đất Bắc sang Vua Tự Đức vốn thích văn chương nên thường làm thơ cho bà hoạ lại, bà hoạ rất tài nên được vua rất quý trọng. Về những tác phẩm bằng chữ Nôm của Bà huyện Thanh Quan, hiện nay chỉ còn lại những bài thơ thất ngôn: Thăng Long hoài cổ , Chùa Trấn Bắc , Đền Trấn Võ , Qua đèo Ngang , Cảnh thu , Nhớ nhà , Cảnh chiều hôm ,... Phần quan trọng trong thơ văn của Bà huyện Thanh Quan là phần hoài cổ, tiếc thương quá khứ vàng son của tiền triều. Sinh trưởng vào thời Lê mạt và Nguyễn Sơ, bà đã chứng kiến bao cảnh thay ngôi đổi vị, chiến tranh tang thương. Cái ươn hèn của con cháu Hậu Lê, vua Lê Chiêu Thống toan "rước voi về dày mả tổ",... Bà huyện Thanh Quan, cũng như thi hào Nguyễn Du, muốn dùng văn thơ để diễn tả “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” . Vốn là phận nữ nhi, bà không thể viết lên những lời nuối tiếc nhà Lê như là một di thần, nhưng bà chỉ muốn nói lên lòng tha thiết tiếc thương cho một thời rực rỡ xa xưa, bị vùi dập vì loạn ly khói lửa. Trong bài Thăng Long hoài cổ , bà đã nói lên lòng thương tiếc không nguôi những dĩ vãng oai hùng, những thời vàng son thuở trước. Giờ đây, chiến tranh loạn lạc, bao cảnh đổi dời, đổ nát điêu tàn. Tạo hoá gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Vốn là một trang nữ lưu tài sắc, Bà huyện Thanh Quan, cũng như hầu hết các thi nhân kim cổ, có một nguồn tình cảm dạt dào, một tấm lòng tha thiết với gia đình. Trên con đường từ đất Bắc vào kinh đô Huế để nhậm chức Cung trung Giáo tập, qua bao gian nan, một mình phải vượt suối, trèo đèo, bà đã có dịp để lòng mình sống với hiu quạnh cô đơn. Và bài thơ Chiều hôm nhớ nhà đã được viết ra để hồi tưởng lại những ngày sống với gia đình trong ấm ngoài êm. Nếu lòng hoài cổ thiết tha, sự thân mật với gia đình càng nồng nhiệt bao nhiêu, thì trước tạo vật, nữ sĩ cũng thấy lòng giăng trải để rộng đón những cảnh hùng vĩ của núi sông. Sự trầm mặc của Bà huyện Thanh Quan đôi khi đã thể hiện ở bên ngoài. Ta tưởng chừng như bà là một người đa cảm, đa sầu, tâm hồn dễ rung động trước ngoại cảnh. Nhưng thật ra, nỗi buồn của nữ sĩ rất nhẹ nhàng, kín đáo. Có lẽ vì quen nếp sống cổ kính của đạo lý Khổng Mạnh, bà rất dễ dè dặt, không để tình cảm bộc lộ một cách ầm ĩ. Tuy nhiên ta cũng thấy được phần nào nội tâm xao xuyến qua lời thơ. Lời thơ của bà rất nhẹ nhàng, dùng lời văn khuê các, đoan trang. Thơ buồn man mác trong những câu: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương hoặc là: Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng Một vũng tang thương nước lộn trời Và những u hoài của một lữ thứ khi hoàng hôn xuống đã được thể hiện linh động nhưng mang vẻ trầm mặc, hắt hiu: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn hoặc là: Vàng toả non Tây, bóng ác tà Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa Những lời thơ óng chuốt, đượm một vẻ bâng khuâng luyến tiếc, đã nói lên phần nào sự rung cảm chân thành của nữ sĩ trước tạo vật, trước thay đổi của nhân thế. Hầu hết trong thơ của bà, chúng ta có thể tìm thấy những đường nét hao hao giống tám bức cổ hoạ của Trung Hoa: Bình sa lạc nhạn (đàn chim nhạn bay xuống bãi cát), Sơn thị tình lam (cảnh chợ chiều dưới chân núi), Viễn phố quy phàm (thuyền buồm ở phố xa về), Ngư thôn tịch mịch (cảnh xóm thuyền chải buổi chiều), Sơn tự hàn chung (tiếng chuông chùa văng vẳng trên núi), Động Đình thu nguyệt (trăng thu trên hồ Động Đình), Giang biên mộ tuyết (cảnh gần tối tuyết sa ở bên sông), Tiêu Tương dạ vũ (cảnh đêm mưa trên sông Tiêu Tương). Do những bài thơ ngụ ý tiếc thương quá khứ, Bà huyện Thanh Quan được nhiều nhà phê bình văn học xếp vào những thi sĩ có khuynh hướng hoài cổ. Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Tiểu sử của bà không được hiểu biết đầy đủ. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh Nho, sinh quán tại làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là Hoàn Long, tỉnh Hà Đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mạng thứ hai, được bổ làm tri huyện Thanh Quan. Do đó nữ sĩ được gọi là Bà huyện Thanh Quan hay Bà Thanh Quan. Trong Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có đề cập về chồng của nữ sĩ như sau: “Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức …”

Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Tiểu sử của bà không được hiểu biết đầy đủ. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh Nho, sinh quán tại làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là Hoàn Long, tỉnh Hà Đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mạng thứ hai, được bổ làm tri huyện Thanh Quan. Do đó nữ sĩ được gọi là Bà huyện Thanh Quan hay Bà Thanh Quan. Trong Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có đề cập về chồng của nữ sĩ như sau: “Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang”.

Bà huyện Thanh Quan rất say mê cái thú văn chương và xem đó là một thú tiêu khiển thanh tao nhất. Trong câu đối dán trong dịp Tết, bà đã hạ bút:
Duyên với văn chương nên dán chữ
Nợ gì trời đất phải trồng nêu
Nói về bà, có nhiều giai thoại rất lý thú. Nhân một hôm ông huyện đi vắng, có một người đàn bà còn trẻ, tên là Nguyễn Thị Đào đến kiện người chồng phụ bạc, phế bỏ việc gia đình, hắt hủi vợ nhà, và yêu cầu quan trên cho mình được ly dị với chồng. Nhận thấy nội dung lá đơn lời lẽ rất cảm động, thương cho người thiếu phụ chịu lỡ dở cuộc duyên tình phí bỏ cả ngày xanh trong cảnh cô đơn, bà Huyện liền quên cả luật pháp, phê vào lá đơn của Nguyễn Thị Đào bốn câu thơ:
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo, cắm sào đợi ai
Chữ rằng: Xuân bất tái lai
Cho về kiếm chút, chẳng mai nữa già
Do việc làm của bà mà ông Huyện bị quan trên quở trách. Nhưng cách đó chẳng lâu, ông lại được thăng chức và thuyên chuyển về Bộ hình làm chức lang trung. Nhờ có tài văn chương lỗi lạc, Bà huyện Thanh Quan được vua Tự Đức vời vào cung và phong chức Cung trung Giáo tập để dạy cho các cung nhân học. Trọng tài học của bà, vua Tự Đức có ban cho bà được đề thơ vào một cái chén cổ, có bức hoạ sơn thuỷ. Bà đã ứng khẩu đọc hai câu:
In như thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang
Vua Tự Đức vốn thích văn chương nên thường làm thơ cho bà hoạ lại, bà hoạ rất tài nên được vua rất quý trọng. Về những tác phẩm bằng chữ Nôm của Bà huyện Thanh Quan, hiện nay chỉ còn lại những bài thơ thất ngôn: Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Đền Trấn Võ, Qua đèo Ngang, Cảnh thu, Nhớ nhà, Cảnh chiều hôm,...

Phần quan trọng trong thơ văn của Bà huyện Thanh Quan là phần hoài cổ, tiếc thương quá khứ vàng son của tiền triều. Sinh trưởng vào thời Lê mạt và Nguyễn Sơ, bà đã chứng kiến bao cảnh thay ngôi đổi vị, chiến tranh tang thương. Cái ươn hèn của con cháu Hậu Lê, vua Lê Chiêu Thống toan "rước voi về dày mả tổ",... Bà huyện Thanh Quan, cũng như thi hào Nguyễn Du, muốn dùng văn thơ để diễn tả “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Vốn là phận nữ nhi, bà không thể viết lên những lời nuối tiếc nhà Lê như là một di thần, nhưng bà chỉ muốn nói lên lòng tha thiết tiếc thương cho một thời rực rỡ xa xưa, bị vùi dập vì loạn ly khói lửa. Trong bài Thăng Long hoài cổ, bà đã nói lên lòng thương tiếc không nguôi những dĩ vãng oai hùng, những thời vàng son thuở trước. Giờ đây, chiến tranh loạn lạc, bao cảnh đổi dời, đổ nát điêu tàn.
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Vốn là một trang nữ lưu tài sắc, Bà huyện Thanh Quan, cũng như hầu hết các thi nhân kim cổ, có một nguồn tình cảm dạt dào, một tấm lòng tha thiết với gia đình. Trên con đường từ đất Bắc vào kinh đô Huế để nhậm chức Cung trung Giáo tập, qua bao gian nan, một mình phải vượt suối, trèo đèo, bà đã có dịp để lòng mình sống với hiu quạnh cô đơn. Và bài thơ Chiều hôm nhớ nhà đã được viết ra để hồi tưởng lại những ngày sống với gia đình trong ấm ngoài êm. Nếu lòng hoài cổ thiết tha, sự thân mật với gia đình càng nồng nhiệt bao nhiêu, thì trước tạo vật, nữ sĩ cũng thấy lòng giăng trải để rộng đón những cảnh hùng vĩ của núi sông. Sự trầm mặc của Bà huyện Thanh Quan đôi khi đã thể hiện ở bên ngoài. Ta tưởng chừng như bà là một người đa cảm, đa sầu, tâm hồn dễ rung động trước ngoại cảnh. Nhưng thật ra, nỗi buồn của nữ sĩ rất nhẹ nhàng, kín đáo. Có lẽ vì quen nếp sống cổ kính của đạo lý Khổng Mạnh, bà rất dễ dè dặt, không để tình cảm bộc lộ một cách ầm ĩ. Tuy nhiên ta cũng thấy được phần nào nội tâm xao xuyến qua lời thơ. Lời thơ của bà rất nhẹ nhàng, dùng lời văn khuê các, đoan trang. Thơ buồn man mác trong những câu:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
hoặc là:
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Và những u hoài của một lữ thứ khi hoàng hôn xuống đã được thể hiện linh động nhưng mang vẻ trầm mặc, hắt hiu:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
hoặc là:
Vàng toả non Tây, bóng ác tà
Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Những lời thơ óng chuốt, đượm một vẻ bâng khuâng luyến tiếc, đã nói lên phần nào sự rung cảm chân thành của nữ sĩ trước tạo vật, trước thay đổi của nhân thế. Hầu hết trong thơ của bà, chúng ta có thể tìm thấy những đường nét hao hao giống tám bức cổ hoạ của Trung Hoa: Bình sa lạc nhạn (đàn chim nhạn bay xuống bãi cát), Sơn thị tình lam (cảnh chợ chiều dưới chân núi), Viễn phố quy phàm (thuyền buồm ở phố xa về), Ngư thôn tịch mịch (cảnh xóm thuyền chải buổi chiều), Sơn tự hàn chung (tiếng chuông chùa văng vẳng trên núi), Động Đình thu nguyệt (trăng thu trên hồ Động Đình), Giang biên mộ tuyết (cảnh gần tối tuyết sa ở bên sông), Tiêu Tương dạ vũ (cảnh đêm mưa trên sông Tiêu Tương).

Do những bài thơ ngụ ý tiếc thương quá khứ, Bà huyện Thanh Quan được nhiều nhà phê bình văn học xếp vào những thi sĩ có khuynh hướng hoài cổ.
Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Tiểu sử của bà không được hiểu biết đầy đủ. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh Nho, sinh quán tại làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là Hoàn Long, tỉnh Hà Đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mạng thứ hai, được bổ làm tri huyện Thanh Quan. Do đó nữ sĩ được gọi là Bà huyện Thanh Quan hay Bà Thanh Quan. Trong Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có đề cập về chồng của nữ sĩ như sau: “Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức …”
Bài liên quan

Âu Đại Nhậm 歐大任

Âu Đại Nhậm 歐大任 (1516-1596) tự Trinh Bá 楨伯, hiệu Lôn Sơn 崙山, người Trần Thôn 陳村 đời Minh.

Armand Monjo

Armand Monjo (1913-1998) là nhà văn, nhà thơ, dịch giả Pháp. Ông sinh ở Cavaillon, tốt nghiệp thạc sĩ ở Ý. Ông là giáo sư danh dự tại Đại học Paris III. Armand Monjo đã xuất bản nhiều dịch phẩm từ tiếng Ý của các tác giả như: Aleksandro Manzoni, Carlo Goldoni, Antonio Gramsci, Giacomo Leopardi và đã ...

Ân Phu 殷夫

Ân Phu 殷夫 (1909-1931) là nhà thơ Trung Quốc, tên thật là Từ Hiếu Kiệt 徐孝杰, tự Bá Đình 柏庭, tên đi học là Từ Tổ Hoa 徐祖华. Ân Phu là bút danh. Ông là người Thượng Ngu, Triết Giang, sinh ở Tượng Sơn. Năm 1926 ông tham gia Đảng khi còn ngồi trên ghế nhà trường và bị bắt. Sau khi được bảo lãnh, ông đổi tên ...

Bản Tịnh thiền sư 本並禪師

Bản Tịnh thiền sư 本並禪師 (1100-1176) đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông, họ Kiều 喬, người Phù Diễn, làng Vĩnh Khang. Thuở nhỏ rất ham học, hiểu thấu lẽ sống thác của đạo Phật và thông hết thuyết nhân nghĩa của đạo Nho. Sau theo học Mãn Giác thiền sư. Trong năm thứ hai hiệu Đại Định, ông vào tu ở am Bình ...

Cảnh Vân thiền sư 景雲禪師

Cảnh Vân thiền sư 景雲禪師 là một thi tăng đất Giang Nam, năm sinh và mất không rõ, sống khoảng năm Thiên Bảo (742-756) đời Đường. Ông chú tâm vào thư pháp, nhất là trường thảo thư. "Toàn Đường thi" còn chép 3 bài thơ của ông.

Bùi Huy Bích 裴輝璧

Bùi Huy Bích 裴輝璧 (1744-1802) tự Hy Chương, hiệu Tồn Am. Nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Quê ở huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam, nay thuộc Hà Nội. Đỗ hoàng giáp năm 1769, làm quan đến chức hành tham tụng ở phủ Chúa Trịnh. Tác phẩm của ông có các tập Bích Câu thi tập , Nghệ An thi tập , Thoái Hiên thi tập gồm ...

Bùi Tuyết Nhung Ninh Gia Hân, Vũ Thị Huệ

Nhà thơ Bùi Tuyết Nhung tên thật Bùi Thị Tuyết Nhung, sinh ngày 22-10-1978 tại Nam Định. Chị còn có bút danh khi viết văn xuôi là Ninh Gia Hân, Vũ Thị Huệ. Học viên khoá 6 Khoa Viết văn Trường đại học Văn hoá Hà Nội. Hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã xuất bản: - Quê nắng ...

Biện Chi Lâm 卞之琳

Biện Chi Lâm 卞之琳 (1910-2000) quê tỉnh Giang Tô, là nhà thơ, dịch giả Trung Quốc. Năm 1929 học tiếng Anh tại Đại học Bắc Kinh và bắt đầu làm thơ. Phong cách thơ gần với phái tượng trưng, chú ý đến âm tiết hoàn chỉnh, văn tự lạ và khéo. Tác phẩm: - Tam thu thảo - Ngư mục tập - Thập niên thi thảo ...

Bùi Sim Sim

Bùi Sim Sim sinh ngày 20/6/1969 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1991, sau đó là phóng viên tạp chí Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tới năm 1994. Từ năm 1994 tới nay, bà là phóng viên Thời báo Ngân hàng, hiện sống tại phố Hoàng Hoa Thám, ...

Bồ Tùng Linh 蒲松齡

Bồ Tùng Linh 蒲松齡, tác giả của Liêu trai chí dị , ghi chép những câu chuyện giữa người và ma quỷ. Liêu trai chí dị - 聊齋誌異

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...