3 quy luật "vàng" giúp bạn nâng cao vốn từ hiệu quả

Quy Luật 1: Đừng ngại học từ vựng trong một bối cảnh “xa xôi” nào đó, vì biết đâu có một ngày bạn sẽ dùng đến chúng Có một quy luật tâm lý khi học từ vựng như thế này: Chúng ta rất ít khi hoặc không hình dung ra được, cái từ mà chúng ta vừa bắt gặp trong một ...

Quy Luật 1: Đừng ngại học từ vựng trong một bối cảnh “xa xôi” nào đó, vì biết đâu có một ngày bạn sẽ dùng đến chúng

Có một quy luật tâm lý khi học từ vựng như thế này: Chúng ta rất ít khi hoặc không hình dung ra được, cái từ mà chúng ta vừa bắt gặp trong một bài đọc chuyên ngành, sẽ được áp dụng trong bối cảnh nào? Phần vì, , từ đó “lạ”, phần vì bối cảnh của bài đọc “xa xôi” quá, khiến chúng ta cảm thấy “chắc còn lâu mình mới xài chúng”. Và thế là, bạn chậc lưỡi nghĩ: Thôi thì cứ đơn giản cho nó “chắc ăn”

Suy nghĩ như thế, thực ra bạn đang tự “bẫy” mình trong “lỗi của tư duy”. Thứ nhất, những từ mà bạn cho là lạ đó, không hề lạ. Nó xuất hiện đầy rẫy trong các bài viết, tạp chí chuyên ngành. Thứ hai, bạn đang tự bằng lòng với bản thân. Bao nhiêu người đọc bài viết này, mong muốn target IELTS của mình trên 7.0 nhỉ? 20 %, 30%, 40%, 50%, 60% hay 70%. Mình tin là số lượng này còn nhiều hơn thế!

Bạn hãy nhìn một loạt vocabs dưới đây. Chúng có quá “lạ” đối với bạn không? Với mình là có đấy:

-Global –mega trends 
-Technologically – inclined 
-Celebrity – driven international aid 
-Well-cherished

Nhưng đó chỉ là câu chuyện của hơn 10 năm trước khi mindset của mình về từ vựng có thể đang là suy nghĩ của bạn lúc này . Tuy nhiên, đọc nhiều bài viết chuyên ngành, mình mới nhận ra những từ này chẳng có gì là “lạ” hết .Chúng quen thuộc như bữa cơm, thức uống hàng ngày của chúng ta vậy. Bởi thế, cho dù bắt gặp trong một bối cảnh “xa xôi” nào đó, mình luôn tin là có ngày, sẽ cần đến chúng.

Quy luật 2: Tạo sắc thái riêng cho bài viết của mình bằng những collocation đặc sắc nhất

Bạn hẳn đã nghe “ra rả” lời khuyên của các bậc “tiến bối” rằng : “Học collocation đi nhé. Collocation hữu ích lắm đấy”. ! Với mình,còn thêm một “chút” này nữa: Trong số các collocation đã biết, ắt hẳn còn có nhiều cách ghép hay hơn thế. Phải tìm ra chúng”. Bạn có thể đặt câu hỏi là “ Có nhất thiết như vậy không”. Câu trả lời của mình là “nhất thiết”. Vì hàng triệu người học IELTS ngoài kia, khả năng cao là đều biết collocation đó. Vì thế, mình không chọn từ đó nữa . Mình phải chọn từ khác. Để làm gì ? Để bài viết có “một lối đi riêng”

Lấy “Responsibility” làm ví dụ. Mình đã từng viết ba bài có sử dụng từ responsibility và ghép nó với hai động từ quen thuộc là “ Take” và “ Share” . Tuy nhiên đến bài thứ tư, mình quyết định chọn từ khác. Đó là shoulder. Với các từ khác, mình cũng áp dụng theo cách tương tự.

Quy luật 3: Hãy tận dụng Internet bởi đó là công cụ tra từ sinh động bậc nhất thế gian

Có quá nhiều ưu thế Internet mang đến cho bạn mà không một từ điển giấy nào có thể “địch” nổi. Tốc độ ( nhanh hơn là cái chắc), phát âm ( từ điển giấy chịu cứng ), link bài viết có chứa từ bạn đang tra ( cái này chỉ mr. Google mới có thể làm chuẩn ). Chưa kể Internet còn giúp bạn tra từ bằng hình ảnh một cách rất sinh động, trực quan. Vậy thì chẳng có gì phải lo khi bạn học ngoại ngữ mà không có một cuốn từ điển giấy nào bên cạnh. Internet đã giúp bạn tiết kiệm khoản tiền đó. Hãy tận dụng chúng!

0