28/02/2018, 14:42

Ý nghĩa của định luật vật lý đối với vận động viên Olympic

Tận dụng định luật vật lý có thể giúp các vận động viên tham dự Olympic tăng tối đa sức mạnh, tốc độ và chuyển động để đạt thành tích cao nhất. Trong môn bắn cung, các sợi lông gắn ở đuôi mũi tên gây ra lực cản (hoặc lực kéo) khi di chuyển, giúp mũi tên không bay chệch hướng vì nhiễu loạn ...

Tận dụng định luật vật lý có thể giúp các vận động viên tham dự Olympic tăng tối đa sức mạnh, tốc độ và chuyển động để đạt thành tích cao nhất.

Môn bắn cung.
Trong môn bắn cung, các sợi lông gắn ở đuôi mũi tên gây ra lực cản (hoặc lực kéo) khi di chuyển, giúp mũi tên không bay chệch hướng vì nhiễu loạn không khí, theo Business Insider. (Ảnh: Leonhard Foeger).

Môn cầu lông.
Quả cầu lông có hình nón, bao gồm nhiều sợi lông vũ, tạo ra lực cản giúp nó bay ổn định và đúng hướng. Lực cản mạnh đến mức khiến người chơi phải dùng lực rất mạnh để đánh quả cầu bay trên sân. (Ảnh: Marcelo Del Pozo).

Môn bóng rổ.
Khi một cầu thủ bóng rổ nhảy lên, họ dường như trôi nổi trong không khí trong một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân là do thời gian vận động viên trải qua ở nửa trên của cú nhảy luôn lớn hơn gấp đôi nửa dưới của cú nhảy. (Ảnh: Jim Young).

Môn bóng chuyền.
Khi giao bóng trong môn bóng chuyền, một cú đánh bóng bằng cườm tay sẽ tạo ra độ xoáy ban đầu cho quả bóng, làm bóng rơi nhanh hơn ở bên kia lưới. (Ảnh: Lucy Nicholson).

Đua xe đạp.
Khi một tay đua xe đạp di chuyển, người này tạo ra luồng không khí chuyển động (slipstream) ở phía sau. Tay đua khác đi trong luồng không khí này tiêu tốn năng lượng ít hơn khoảng 30% so với người đi trước. (Ảnh: Paul Hanna).

Môn ném đĩa.
Trong môn ném đĩa, hình dạng tròn và dẹt của chiếc đĩa khiến vận động viên ném nó bay ngược chiều gió dễ dàng hơn. (Ảnh: Pawel Kopczynski).

Môn nhảy cầu.
Để có được nhiều động tác và cú xoay trên không, các vận động viên nhảy cầu cần đạp chân vào tấm ván mạnh nhất có thể. Tấm ván sẽ giúp họ nhảy cao hơn theo định luật Newton thứ ba về chuyển động. Theo định luật, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều nhau. (Ảnh: Tim Windborne).

Thể dục dụng cụ
Các vận động viên thể dục tận dụng lợi thế của momen góc giống như một vật thể quay quanh trục. Khi vận động viên khép tay và chân lại gần nhau, họ sẽ quay nhanh hơn. (Ảnh: Alex Livesey).

Môn nhảy sào.
Phương pháp nhảy "Fosbury Flop"
là kỹ thuật giúp vận động viên nhảy sào có được thành tích tốt hơn. Các vận động viên uốn cong cơ thể phía trên xà ngang để trọng tâm nằm ở bên dưới. Điều này đòi hỏi năng lượng ít hơn, cho phép họ nhảy cao hơn. (Ảnh: Dominic Ebenbichler).

Môn điền kinh
Các vận động viên điền kinh thường có cánh tay cơ bắp để giữ cho cơ thể ổn định khi đôi chân di chuyển nhanh hơn. (Ảnh: Kai Pfaffenbach).

Môn bơi lội
Để bơi nhanh hơn, vận động viên bơi lội cố gắng tìm cách giảm lực cản của nước đối với cơ thể. Họ thường cạo hết lông trên cơ thể và đeo mũ bơi. (Ảnh: Michael Dalder).

Môn cử tạ
Vận động viên cử tạ thường có tay chân ngắn để không phải nâng khối lượng tạ lên quá cao, giúp họ sử dụng ít năng lượng hơn. (Ảnh: Yves Herman).

0