Ý nghĩ về cái chết kích thích sự thèm ăn
Liệu xem tin tức tivi hoặc các chương trình về tội phạm có khiến bạn ăn quá nhiều? Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí về nghiên cứu khách hàng, con người ăn nhiều hơn khi đang nghĩ về cái chết của chính mình. Tác giả Naomi Mandel (đại học bang Arizona) và Dirk Smeesters (đại học Erasmus ...
Liệu xem tin tức tivi hoặc các chương trình về tội phạm có khiến bạn ăn quá nhiều? Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí về nghiên cứu khách hàng, con người ăn nhiều hơn khi đang nghĩ về cái chết của chính mình.
Tác giả Naomi Mandel (đại học bang Arizona) và Dirk Smeesters (đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan) đã thực hiện một số thí nghiệm tại châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách cho những người tham gia viết một đoạn văn về cảm giác của họ đối với cái chết của bản thân. Rồi họ kiểm tra các món trong danh sách đồ tạp phẩm hoặc lượng bánh quy tiêu thụ. Những người viết về cái chết của chính mình có xu hướng muốn mua nhiều hơn và ăn nhiều hơn những người viết về một quy trình y học khó nhọc (nhóm điều khiển).
Các tác giả viết: “Con người muốn ăn nhiều hơn tất cả các loại thức ăn, cả có lợi lẫn không có lợi, khi suy nghĩ về ý tưởng rằng một ngày nào đó họ sẽ chết”.
Một nghiên cứu mới nhận định con người có thể ăn nhiều hơn khi gặp các hình ảnh chết chóc trong bản tin thời sự hoặc chương trình TV yêu thích về tội phạm. (Ảnh: ) |
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ít quý trọng bản thân nói riêng thường ăn nhiều sau các suy nghĩ liên quan đến chết chóc. Mandel và Smeesters giải thích hiệu quả của lý thuyết gọi là “thoát khỏi nhận thức bản thân”.
Họ viết: “Khi con người được nhắc nhở về cái chết không thể tránh khỏi của mình, họ bắt đầu cảm thấy không thoải mái về những gì họ đã làm trong cuộc sống và liệu họ đã làm được gì đáng kể trong thế giới này hay không. Đó là trạng thái gọi là ‘nhận thức bản thân trỗi dậy’. Một cách để đối mặt với trạng thái không dễ chịu này là chạy trốn khỏi nó, bằng cách ăn nhiều hơn hoặc tiêu nhiều hơn”.
Nghiên cứu đồng thời tiết lộ rằng việc đặt một tấm gương trước mặt người tham gia làm giảm nhu cầu ăn.
Các tác giả kết luận: “Con người, đặc biệt là những người có tính tự quý trọng bản thân thấp, có thể ăn nhiều hơn khi gặp các hình ảnh chết chóc trong bản tin thời sự hoặc các chương trình yêu thích về điều tra tội phạm”.
Bài viết tham khảo:
Mandel et al. The Sweet Escape: Effects of Mortality Salience on Consumption Quantities for High‐ and Low‐Self‐Esteem Consumers. Journal of Consumer Research, 2008; 0 (0): 080514171203817 DOI: 10.1086/587626