28/02/2018, 15:51

Vụ trượt đất nghiêm trọng ở California nhìn từ vệ tinh NASA

Một vệ tinh của NASA đã chụp hình được trước và sau vụ trượt đất lớn dọc theo bờ biển Big Sur của California. Vụ trượt đất đã xảy ra vào ngày 20/5 vừa qua đã đẩy khoảng 1 triệu tấn đất đá và bụi của khu vực quanh tuyến Quốc lộ số 1 dọc theo bờ biển của California trôi xuống đại dương. Trước ...

Một vệ tinh của NASA đã chụp hình được trước và sau vụ trượt đất lớn dọc theo bờ biển Big Sur của California.

Vụ trượt đất đã xảy ra vào ngày 20/5 vừa qua đã đẩy khoảng 1 triệu tấn đất đá và bụi của khu vực quanh tuyến Quốc lộ số 1 dọc theo bờ biển của California trôi xuống đại dương. Trước đó, đã có một vụ lở đất tương tự nhưng nhỏ hơn vào đầu năm nay.

Hình ảnh chụp từ vệ tinh Landsat 8 của NASA
Hình ảnh chụp từ vệ tinh Landsat 8 của NASA cho thấy vụ sạt lở đất nghiêm trọng cuốn trôi một khu vực rộng lớn quanh Quốc lộ số 1 của California xuống biển. (Ảnh: NASA).

Thomas Stanley, nhà địa chất học và là nhà nghiên cứu của NASA, cho biết: “Đây là vụ trượt đất lớn đi kèm với những vụ trượt đất nhỏ hơn, những sự việc như thế này không phải là hiếm. Đường bờ biển của California phần lớn đều dễ bị sạt lở, và rất may khu vực xảy ra vụ sạt không có người sinh sống".

Vụ trượt đất lần này kéo một vùng đất có diện tích 0,5km vuông và thể tích 10,6 đến 13,7 mét khối xuống biển. Sau vụ sạt lở, nó tạo ra 16 mô đất trồi ra nằm dọc theo bờ biển Big Sur.

Hình ảnh về vụ sạt lở lớn này đã được vệ tinh Landsat 8 của NASA và Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ chụp lại. Hình ảnh trước được chụp vào ngày 22/4, hình ảnh tiếp theo chụp một vụ sạt lở nhỏ vào 17 tháng 5 và hình cuối cùng là hậu quả vụ sạt lớn ngày 22/5.

Vụ trượt đất này khiến Quốc lộ số 1 của California bị phong tỏa trong một năm. Hiện nơi đây vẫn còn đá rơi xuống biển và trong tương lai, nhiều vụ sạt lở đất tương tự với quy mô không nhỏ vẫn sẽ còn được tiếp tục diễn ra.

0