25/04/2018, 22:49

Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế...

Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế. Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang giải phóng dân tộc. Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang giải phóng dân tộc và các tỉnh Trung Kì ...

Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế. Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang giải phóng dân tộc.

Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang giải phóng dân tộc và các tỉnh Trung Kì đang sôi sục với cuộc vận động Duy tân, ở Hà Nội, các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường bắt đầu hoạt động từ tháng 3-1907. Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh trị.

Nội dung học bao gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…

Trường còn tổ chức biên soạn, dịch thuật một số sách báo thấm đượm tinh thần duy tân và yêu nước. Ngoài việc giảng dạy chính thức, nhà trường còn tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ, hô hào mở hội kinh doanh công thương, kịch liệt lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục….Các buổi bình văn còn là cơ hội giới thiệu công khai thơ văn yêu nước, kêu gọi đoàn kết đấu tranh.

Không bó hẹp trong phạm vi một trường học, những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, làm cho nhà trường nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11-1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông Kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu, các tổ chức có liên quan với nhà trường đều bị giải tán.

Hình 73.Trụ sở Đông Kinh nghĩa thục (phố Hàng Đào, Hà Nội)

Mặc dù Đông Kinh nghĩa thục mới hoạt động được 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11-1907), nhưng đã có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.

Bên cạnh cuộc vận động yêu nước do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng, vào thời gian này còn có phong trào đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và sự tiếp diễn của khởi nghĩa Yên Thế.

Mở đầu là vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908. Vụ đầu độc này nằm trong kế hoạch khởi nghĩa của binh lính người Việt ở Hà Nội kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.

Sau nhiều lần kế hoạch đánh úp thành Hà Nội bị hoãn lại, những người cầm đầu quyết định khởi sự vào đêm 27-6-1908, mở đầu bằng việc tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành. Hơn 200 binh sĩ Pháp bị trúng độc. Sự việc bị phát giác, thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại. Trong khi đó, các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.

Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Điều này chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội , thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào tháng 1-1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.

Cuối tháng 1-1909, quân Pháp gồm 15 000 lính Âu-Phi, lính khố xanh, khố đỏ với đủ các binh chủng pháo bình, công binh, kị binh…, dưới sự chỉ huy của Ba-tay, tấn công vào căn cứ Phồn Xương.

Để tránh sức mạnh quân sự của địch, nghĩa quân thực hiện chiến dịch di chuyển, đánh một số trận khi có điều kiện thắng lợi và đã giành được một số thắng lợi như các trận chợ Gồm Sơn Quả, rừng Phe (tháng 2-1909 ở Bắc Giang), đặc biệt là trận núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc, ngày 5-10-1909), tiêu diệt 50 sĩ quan và lính Pháp.

Những cuộc chiến đấu quyết liệt và kéo dài đã làm suy kiệt lực lượng nghĩa quân. Đầu tháng 11-1909, lực lượng của Đề Thám chỉ còn vài chục người. Nhiều chỉ huy tài giỏi như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Ba Biều…đã tử trận, một số người khác buộc phải ra hàng như Cả Dinh, Cai Sơn…

Cuối cùng, Đề Thám quyết định trở lại khu vực Yên Thế. Tại đây, được sự che chở chở của nhân dân, ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Tháng 2-1913, ông bị tay sai của Pháp giết hại tại một khu rừng gần chợ Gồ (Yên Thế).

Hình 74. Một số tướng lĩnh của nghĩa quân Yên Thế

Nghĩa quân Yên Thế đã duy trì cuộc chiến đấu ngót 30 năm, ghi một dấu son trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta thời cận đại.

0