Việt Nam cần khoảng 1 tỷ USD để xoá vi phạm bản quyền phần mềm

Với khoảng 2 triệu máy tính cá nhân hiện có ở Việt Nam và tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vào loại cao nhất thế giới (trên 90%), để xoả bỏ vấn nạn này, chúng ta cần khoảng gần 1 tỷ USD. Trên đây là thông tin được Viện chiến lược BCVT và CNTT, Bộ BCVT vừa đưa ra. Càng tới thời điểm Việt ...

Với khoảng 2 triệu máy tính cá nhân hiện có ở Việt Nam và tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vào loại cao nhất thế giới (trên 90%), để xoả bỏ vấn nạn này, chúng ta cần khoảng gần 1 tỷ USD. Trên đây là thông tin được Viện chiến lược BCVT và CNTT, Bộ BCVT vừa đưa ra.

Càng tới thời điểm Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những kỳ vọng Mỹ sẽ thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam, lĩnh vực CNTT lại rộ lên vấn đề bản quyền. Theo nhận định của các chuyên gia, chúng ta không thể duy trì mãi tình trạng như hiện nay, đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.

Nguồn: hbsr
Có thể nói tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm hiện đang tồn tại ở nhiều nơi, nhiều khâu, từ các cơ quan nhà nước, đến các tổ chức, cá nhân. Thời gian gần đây, đợt kiểm tra nào cũng phát hiện những sai phạm, từ các cửa hàng kinh doanh băng đĩa, đến các công ty kinh doanh máy tính, thiết bị tin học. Mới đây nhất là vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm ở Công ty Daewoo-Hanel, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Bình luận về vấn đề này, theo ý kiến của một chuyên gia, giờ đây chúng ta đang thấy những tín hiệu bước đầu rất khả quan thông qua việc ký kết sử dụng phần mềm có bản quyền của Vietcombank và FPT với Microsoft. Theo đó, Vietcombank mua 4.000 giấy phép sử dụng MS Office, FPT mua bản quyền sử dụng các phần mềm cho 4.500 PC của công ty trong thời gian 3 năm (10/2006-10/2009). Các nhân viên của FPT có máy tính xách tay cũng có toàn quyền sử dụng các phần mềm máy trạm của Microsoft. Trong thời gian này, FPT đồng thời được sử dụng tất cả các phần mềm máy chủ và các công cụ phát triển phần mềm của Microsoft.

Có thể nói việc hai công ty của Việt Nam mua bản quyền sử dụng phần mềm trên có ý nghĩa rất lớn với thị trường CNTT. Đây là những hành động cụ thể của Việt Nam nhằm cho cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư quốc tế thấy quyết tâm của Việt Nam trong vấn đề giải quyết vi phạm bản quyền. Và đây là việc các tổ chức, tập đoàn, công ty Việt Nam cần nghiên cứu, thực hiện, để không bị đưa vào tình thế “bĩ cực” khi các công ty trong và ngoài nước đưa ra vấn đề bản quyền phần mềm.

L.Quang
0