Viết một đoạn văn bình luận về truyện ngụ ngôn Người khiếm thị sờ voi
Đề bài: Bình luận về truyện ngụ ngôn sau: “ Người khiếm thị sờ voi” Truyện ngụ ngôn là một loại hình đặc biệt của văn học dân gian, thông qua những câu chuyện, các tác giả dân gian thường truyền tải những bài học mang tính triết lí, nhân sinh đối với cuộc sống con người. Những bài học có ý nghĩa ...
Đề bài: Bình luận về truyện ngụ ngôn sau: “ Người khiếm thị sờ voi” Truyện ngụ ngôn là một loại hình đặc biệt của văn học dân gian, thông qua những câu chuyện, các tác giả dân gian thường truyền tải những bài học mang tính triết lí, nhân sinh đối với cuộc sống con người. Những bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với người đọc, người nghe. Một trong những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng, đó chính là truyện “Người khiếm thị sờ voi”. Thông qua câu chuyện, ta có thêm bài học ...
Đề bài: Bình luận về truyện ngụ ngôn sau: “ Người khiếm thị sờ voi”
Truyện ngụ ngôn là một loại hình đặc biệt của văn học dân gian, thông qua những câu chuyện, các tác giả dân gian thường truyền tải những bài học mang tính triết lí, nhân sinh đối với cuộc sống con người. Những bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với người đọc, người nghe. Một trong những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng, đó chính là truyện “Người khiếm thị sờ voi”. Thông qua câu chuyện, ta có thêm bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cần có sự toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, phiến diện.
Câu chuyện về người khiếm thị xem voi nói về những người thầy bói mù thành Savatthi. Chuyện kể rằng ngày xưa có một ông vua muốn bày ra những trò vui liền ra lệnh cho quân lính tìm về những người khiếm thị trong thành phố, sau đó phân họ thành nhiều nhóm và sai quân dẫn ra một con voi. Người hầu của nhà vua đã nói về sự xuất hiện của con voi và nói mọi người hãy sờ để sau đó tả lại hình dáng của con voi.
“Đây là con voi” người hầu nói
Tên người hầu nọ phân những người mù ra thành nhiều nhóm, một số người anh ta cho sờ vào đầu của con voi, số khác thì lại sờ vào đuôi con voi, tương tự, những người khác sờ ngà voi, chân voi, vòi voi, đuôi, lưng…mỗi nhóm cho sờ nắn một bộ phận. Sau khi những người mù đã sờ xong thì nhà vua đã triệu những người mù ấy đến cung điện và hỏi:
“Các ngươi đã thấy con voi chưa” Nghe lời hỏi của nhà vua, những người mù liền đồng thanh đáp:
“ Dạ thưa bệ hạ, chúng tôi đã thấy được con voi” Nghe câu trả lời của những người mù, nhà vua bèn hồ hởi hỏi:
“Vậy các ngươi mau nói cho ta xem hình dạng con voi như thế nào” Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau của con voi nên tất nhiên những đáp án cũng không thể giống nhau. Người sờ đầu voi nói:
“Thưa bệ hạ, con voi giống cái ghè” Nhóm người xờ tai bèn vội vàng sửa lời
“Không đúng, con voi giống rổ sàng gạo”
Nhóm sờ ngà bèn nói chen ngay:
“Các ông nói sai cả, con voi giống như những lưỡi cày” Những người mù không ai chịu ai, ai cũng cho rằng hình dạng mà mình miêu tả mới là chính xác về con voi.
Những người mù bắt đầu tranh cãi, ai cũng khẳng định mình đúng, người kia sai. Tranh cãi bằng miệng không hiệu quả, những nhóm người này đã xông vào đánh nhau để phân phải trái. Nhà vua nọ lấy đó làm vui vẻ lắm.
Câu chuyện ngụ ngôn “Người khiếm thị xem voi” có cùng một motip với truyện Thầy bói xem voi trong kho tàng truyện ngụ ngôn của Việt Nam. Thông qua việc xem voi, các tác giả dân gian đã ngầm phê phán sự phiến diện, chủ quan trong đánh giá, nhận xét một sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Nếu chỉ lấy những ý kiến chủ quan của mình áp đặt vào sự vật ấy thì sẽ mang lại những kết quả không toàn diện, chưa chính xác về sự vật, hiện tượng đó. Những người khiếm thị trong câu chuyện Người khiếm thị xem voi cũng vậy, họ dùng những cảm nhận chủ quan của mình để đưa ra những nhận định cuối cùng về con voi.
Bởi những người khiếm thị không được tiếp xúc với toàn bộ con voi nên chỉ có thể miêu tả được một bộ phận của con voi, mà những người khiếm thị lại sờ những bộ phận khác nhau của con voi mới dẫn đến sự bất đồng trong ý kiến, nhận xét và cuối cùng không ai chịu ai mới dẫn đến cuộc cãi xã, xung đột. Câu chuyện ngụ ngôn này phê phán thói chủ quan, phiến diện mà chưa có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy ở đây không phải những phát hiện của những người khiếm thị là hoàn toàn vô ích. Những phát hiện của họ đều mô tả chính xác về những bộ phận trên thân hình của con voi, đó là những phát hiện đúng đắn, đáng được trân trọng, đáng được công nhận. Bởi xét cho cùng ta cũng không thể nhận thức được trọn vẹn một sự vật hiện tượng nào đó trong một khoảng thời gian hữu hạn mà cần có thời gian để nhận thức.
Ở đây cũng vậy, ta có thể thấy những phát hiện của những người khiếm thị cũng đáng được công nhận, nhưng cái sai của họ ở đây chính là bảo thủ trong cách đưa ra nhận định, phán xét cuối cùng về con voi. Đó là những nhận định chủ quan nhưng họ đã dùng những yếu tố chủ quan đó để áp đặt lên toàn bộ những phát hiện của những người khác. Và bởi người khiếm thị nào cũng rất cố chấp nên mới xảy ra xung đột.
Trong câu chuyện ngụ ngôn này, nhân vật vị vua cũng rất đáng phê phán, lên án bởi chỉ vì muốn mua vui mà mang những người khiếm thị ra để làm trò cười cho mình. Nhà vua là người biết rõ toàn bộ sự thật nhưng để làm tăng sự hấp dẫn của thú vui mà nhà vua để mặc cho những người khiếm thị tranh cãi, khi họ xông vào đánh nhau thì lấy làm thích chí, vui vẻ lắm.
Trong cuộc sống của con người cũng vậy, ta cần có sự tỉnh táo, toàn diện khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Khi xem xét mọi vật cần đặt chúng trong hệ thống, trong sự toàn diện, như vậy ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự vật, hiện tượng. Mặt khác, ta cũng cần tôn trọng những phát hiện của người khác, bởi đó sẽ góp phần làm cho những sự vật ta đang tìm hiểu thêm toàn diện, chính xác.
Con người hay mắc phải những sai lầm đó chính là bảo thủ với những ý kiến của mình, cho rằng mình luôn đúng còn ý kiến của người khác sai. Dùng cái chủ quan để áp đặt lên mọi thứ. Do đó mà ta thường nhận về những kết quả mang tính phiến diện, mặt khác còn làm cho những người xung quanh có những ác cảm, những tình cảm không tốt với chúng ta.
Câu chuyện ngụ ngôn đã mang lại cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Bài học ấy được khái quát qua những câu thơ sau:
“Đời xưa dạy hậu thế
Là phải biết lắng nghe
Quan sát hết trăm bề
Sự việc nào cũng vậy”
Như vậy, thông qua câu chuyện ngụ ngôn “Người khiếm thị xem voi” không chỉ mang lại tiếng cười cho người đọc, người nghe mà còn mang đến những bài học vô cùng sâu sắc về cách nhìn nhận, xử sự đối với những sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
THẦY BÓI XEM VOI
THAY BOI XEM VOI
NGƯỜI KHIẾM THỊ XEM VOI
TRUYỆN NGỤ NGÔN
XEM VOI