04/06/2017, 23:06

Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau: Anh em nào phải người xa .... Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Trong mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao Việt Nam không chỉ nhắc đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng,... mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, ...

Trong mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao Việt Nam không chỉ nhắc đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng,... mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em.

 Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
 
Anh em nào phải người xa
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 
Đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh với em tuy hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ. một nhà cùng thân” - cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đít cùng chưng buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã "cùng", đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 
Cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân - tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
 
Bài ca dao là lời nhắc nhở tha thiết đối với chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

0