11/01/2018, 09:11

Viết đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Ngoài thềm …rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa)

Viết đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Ngoài thềm …rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa) Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động ...

Viết đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Ngoài thềm …rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa)

Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

Ngoài thềm rơi cái lá đa

 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

Trích: soanbailop6.com

0