Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh: một số bài làm tham khảo
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh: một số bài làm tham khảo Thuở nhỏ, tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút, tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. ...
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh: một số bài làm tham khảo
Thuở nhỏ, tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút, tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua.
1. BÔNG SO ĐŨA
Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lần giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giông những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở, những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.
Thuở nhỏ, tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút, tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rồ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muông và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.
Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau TếtẾ Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay. trỏ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ãn Phải chăng vì thế mà cây có tên là “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi“.
Tiết trời se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà trổ bông từng chùm. Đối với người dân quê đó là tín hiệu thời gian. Còn đối với những người xa quê, hình ảnh bông so đũa là cả một nỗi niềm man mác. Cây so đũa trổ bông - vậy là Tết đã về...
VÕ ANH KIỆT (ĐHKHXH & NV)
2. LÚA SINH KHÔN
Ngon tuyệt, đây là cảm giác đầu tiên khi tôi được ăn cơm lúa sinh khôn. Cơm nấu dẻo, ai khéo đun có tí xém dưới đáy nồi nữa thì càng tuyệt hơn. Khi nồi cơm vừa được mở ra thì hiện ra trước mắt ta những hạt gạo xanh căng bóng. Hương thơm cũng được thể bay ra một mùi thơm của lúa mới xen lẫn với mùi béo ngậy của mỡ phi hành. Nhưng hai thứ mùi ấy cũng không bịt nổi mũi ta một mùi hương quyến rũ, đó là mùi ngọt mát dễ chịu của một loại cốm non.
Những hạt gạo xanh nở ra, ta tưởng như nồi hoa cau đang bốc khói nghi ngút.
Mẹ kể ngày xưa còn đói kém, một năm chỉ cấy có một vụ nên từ những gốc rạ nâu xì, xơ xác còn trơ lại giữa đồng lại mọc lên những mầm lúa xanh được gọi là lúa sinh khôn. Lúa mọc nhanh, thân ngắn, sau một tháng đã trổ đòng và chín dần. Nhà nào thiếu ăn thì đi mót những bông lúa sinh khôn này về. Bông lúa ngắn nên không tuốt được mà phải vò. Vò xong phải được phơi ngay cho được nắng để cho những hạt non còn sữa kịp khô lại và không mốc.
Ăn cơm lúa sinh khôn ngon, nhưng nay cuộc sống khâm khá chẳng ai đi mót lúa này làm gì.
NGUYỄN THỊ THU HỒNG (Nam Định)
3. NGÔ BUNG
Ngô rất phổ biến với mọi người và hẳn ai cũng được thưởng thức những bắp ngô luộc hay xuýt xoa với những bắp ngô nướng bên bếp than cùng với bạn bè ở vỉa hè. Mùa hè lại kéo nhau ra quán nhâm nhi món chè ngô. Nhưng ngô còn chế biến được một món khác nữa. Đó là ngô bung. Nhiều bạn sẽ thắc mắc ngô bung thì có gì thú vị, chỉ bỏ ngô vào nồi và đun. Nhưng bung ngô cũng khá công phu đấy.
Đầu tiên ta đổ ngô vào luộc chín với một ít nước vôi trong để hạt ngô long hết vảy và giòn hơn. Sau đấy đổ ngô ra, xát cho long vỏ, rửa sạch và đun tiếp cho đến khi hạt ngô nở to như những bông hoa trắng. Ngô được bung phải chọn ngô nếp ta vừa thơm vừa trắng muốt. Chọn gạo nếp ngon trộn lẫn với ngô vừa bung, có thể cho thêm ít lạc vào, sau đó đồ xôi cho khéo để xôi dẻo và ngon. Đỗ xanh xát vỏ, nấu chín. Hành tím phi thơm với mỡ. Bây giờ chỉ cần đảo đỗ và hành phi vào nồi xôi là ta được món ngô bung ngon tuyệt. Ngô bung qua ba lần lửa mềm nhưng vẫn giòn. Ăn có vị ngậy của lạc, vị bùi của đỗ, vị béo của mỡ, vị thơm của hành, đảm bảo ăn một bát sẽ muốn ăn hai...
Vào những ngày đông, lúi húi làm món ngô bung, ngồi bên bếp lửa bung ngô, vừa đồ xôi vừa sưởi ấm và cùng cả nhà thưởng thức vào những ngày cuối tuần thì khỏi phải nói.Ế.
NGUYỄN THỊ THU HỒNG (Nam Định)
4. MÙA HOA GẠO
Ngày tại ngũ, tôi đón nhiều cái Tết ở miền Nam, đất phương Nam. Mùa khô, bầu trời như chiếc bình thủy tinh xanh đựng chan chứa nắng vàng. Mùa mưa, những cơn mưa trắng đất trắng trời xâu ngày xâu đêm bằng muôn vàn sợi dây nước bạc. Tết ở miền Nam đang cuối mùa khô. nắng ngấn đọng trên cánh mai vàng. Người phương Bắc đón Tết phương Nam nghẹn lên nhiều nồi nhớ: Nhớ cái lạnh se sắt cuối mùa, nhớ màn mưa bụi giăng chùng trên ngõ, nhớ con đê làng gợn xanh non màu cỏ tháng giêng. Nhưng vượt lên trên cả là nỗi nhớ hoa gạo quê nhà.
Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ. Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng. Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi, mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè, cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai ngang trưa sang chuyên đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi xe trăng như người kéo kén tằm vàng, rải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng. Mùa đông, cây gạo trọi trơ cành láề Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giông chàng lực sĩ khổng lồ, thân vồng căng, rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn 3 cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng. Mùa ' xuân, nàng tiên xuân rây mưa bụi làm chung chiêng cả đất cả trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng. 0 kìa, cây gạo đã đơm đầy hoa ì nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày Tết, mẹ tôi cũng hay đồ xôi như thế. Khi chúng tôi đang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo i mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ. Sớm mai chúng tôi dậy đã thấy mâm xôi gấc nghi ngút hương thơm bên bàn thờ Tổ. Cây gạo cũng giông mẹ tôi thức dậy từ khi nào đồ mâm xôi < gấc cho làng. Sáng xuân này, cây gạo như cô gái má hồng yếm thắm đội mâm xôi đầy ú ụ vào hội làng. Vậy là mùa hoa gạo bắt đầu.
Ngày ấy lũ trẻ chúng tôi có nhiều trò chơi trong mùa hoa gạo nở. Con trai chơi trò rước Trạng nguyên về làng. Hoa gạo xâu thành những vòng hoa đỏ. Đứa nào được phong làm Trạng nguyên thì được cưỡi bò vinh quy cái tổ, Trạng nguyên đội vòng hoa đỏ trên đầu. Thêm một ngọn hoa lau am gù mũ. Con bò cũng được đeo vòng hoa đỏ trên cổ. Loa mồm ậm oẹ. trông mồm tùng dinh ỏm tỏi. Quan Trạng ngất nghểu trên lưng bò, lắc lư đầu giả vờ thét ơi ới: “Quân bay đâu”... Lũ trẻ dạ ran cùng tiếng cười. Tôi hay được chúng phong làm Trạng nguyên vì đầu têu ra lắm trò chơi mới. Thấy lũ bạn đã chán trò Trạng nguyên vinh quy bái tổ, tôi kể cho lũ trẻ r.ghe chuyện gieo cầu kén chồng trong chuyện cổ tích. Công chúa ngồi trên lầu hoa gieo cầu kén phò mả. Nghe chuyện của tôi, lũ con gái vỗ tay nương ứng ngay vì chơi trò quan Trạng không đứa con gái nào được Ịhong làm quan Trạng. Đến lượt chúng tôi cưỡi bò diều qua trước mắt :òng chúa. Trên cái rề gồ cao của cây gạo, lũ con gái lần lượt lên ngôi 'am công chúa. Hoa gạo làm quả cầu, những nàng công chúa lọ lem nghịch ngợm không phải gieo cầu nữa mà là ném cầu. Các vị phò mã tương lai đầu trọc bị ném trúng đầu la oai oái.
Lần ấy đến lượt Hương gieo cầu.
Hương là cô bạn nhỏ có đôi má lúm đồng tiền, nhà ở cạnh nhà tôiễ Bông hoa gạo đỏ thắm trên tay, công chúa Hương nhìn tôi nhoẻn cười. Tôi cưỡi bò đi giữa. Hai đứa, đứa trước đứa sau không biết có hiểu được cái cười ý nhị của Hương? Bông hoa gạo - Quả cầu đỏ tung ra từ tay Hương kẻ một đường vòng như con chim nhỏ, rất chính xác, đậu đúng vào vai tôi. Có lẽ lúc đó tôi luông cucíng lắm khi nhận ra quả cầu trúng người êm ái, không hề đau tí nào nên tôi không nghe được lũ con gái ầm ầm thét: “A, con Hương ném cầu nhẹ bay ơi...”, “Con Hương có cảm tình...”. Tôi nhìn lên gốc cây gạo. Nàng công chúa có cái bím tóc đuôi gà đỏ hoe đang xấu hổ cố thóat những bàn tay đấm thùm thụp của lũ bạn gái, vùng chạy khỏi lầu hoa.
Bây giờ cây gạo làng tôi vẫn còn, mặc cho dòng thời gian đều trôi như dòng sông bên bãi. Xa quê, tôi viết thư về nhà hỏi thăm cây gạo, hỏi thăm lũ trẻ làng thuở chơi cùng tôi mỗi mùa hoa gạo nở. Một mùa xuân ờ biên giới Tây Nam Tổ quốc, tôi nhận được lá thư của cô bạn nhỏ. Nét chừ tròn đều đặn. Thư của Hương. Trong thư Hương kể chuyện nhà. chuyện làng xóm, chuyện bạn bè... Nhắc tới cây gạo, Hương viết: Íể-V5: năm xuân về, cây gạo lại thắp đỏ nỗi nhớ. Mỗi bông hoa gạo là một ánh mắt đỏ dõi trông người xa quê. Sáng nay, Hương một mình ra cây gạo.
Mưa xuân chảy thành dòng trên thân cây. Nhừng bông hoa gạo như những giọt lệ đỏ nhỏ vương trên thảm cỏ xanh...”
Trong chúng ta, ai cũng có một lâu đài thời thơ ấu. Mỗi kỉ niệm làm nên một viên gạch hồng xây dựng lâu đài. Thời gian dát vàng dát bạc lên lâu đài ấy. Lâu đài của tôi lóng lánh sắc màu cổ tích, cong cong những chiếc cầu vồng bảy sắc. Trở về lâu đài của mình, tôi từ từ mở rộng đôi cánh cửa thời gian. Ngoài kia cây gạo làng đứng đó, trầm ngâm trong sương khói, như thực như hư.
Làm sao tôi có thế quên được mùa hoa gạo đã nở đỏ trong tôi!
HẠ HUYỀN (Thanh Hóa)
5. CÔN SƠN
Núi Côn Sơn trên đất huyện Chí Linh, suôt một trăm năm mươi năm từ khi Trần Nhân Tông khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm (1299) cho tới khi Nguyễn Trãi quy thần (1442) đã là một trung tâm của tư tưởng Việt Nam đốì diện với Thăng Long, cả hai gắn liền nhau trong đạo xuất xử của người hiền thời xưa. Nếu kinh đô Thăng Long là trung tâm quyền lực giải quyết yêu cầu dấn thân của kẻ sĩ thì Côn Sơn là nơi họ tìm về căn nhà vũ trụ để thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất. Chẳng những Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,... đã tìm về đây để sông đạo suô't phần cuối cuộc hành trình cát bụi, mà nhiều trí thức Trần - Lê dù đang phải gánh vác triều chính, thỉnh thoảng cũng lén về Côn Sơn để “ăn trộm” cái nhàn trong nửa ngày, theo cách nói của Nguyễn Phi Khanh.
Côn Sơn nhìn nghiêng giông hình một con kì lân từ Tây Tạng đi về phương Nam, tới nằm trầm mặc giữa châu thổ sông Hồng. Chân núi có ngôi chùa cổ với mấy tấm bia đá đề năm Thiệu Phong đời Trần, và những cây sứ già lão cổ quái bậc nhất, khiến tôi nhìn lên phải nghiêng mình vái chào. Tên dân gian gọi là chùa Hun, vì từ xa xưa lâu đời, nơi đây vẫn là rừng sâu hoang rậm. Côn Sơn quanh năm chìm trong màu khói xanh của thợ rừng đốt than. Thời lỡ vận, người anh hùng đánh Nguyên - Trần Khánh Dư - cũng từng lên nguồn đốt than, truyền thuyết còn lưu lại bài thơ nổi tiếng: Ở với lửa hương cho vạn kiếp ¡Thử xem sắt đá có bền gan.
Lưng chừng núi là khu di tích của động Thanh Hư, cạnh núi Côn Sơn. Tiến sĩ Trần Nguyên Đán, nhà thiên văn và lịch pháp tài giỏi của thế kỉ XIV, VÌ buồn việc nước, lại nghĩ rằng “Tự sát để đươc tiếng khen như Khuất Nguyên là sai”, bèn về núi dựng khu trang viên này. Nguyễn Phi Khanh tả động Thanh Hư quy mô rộng lớn, cảnh quan rực rỡ. "thơm đến muốn nuốt, xinh đến muốn ăn”. Nay lác đác trên sườn núi vần :: r. dấu đá ong của những nền nhà cũ, nơi Trần Nguyên Đán viết sách va dạy học, người học trò vỡ lòng của ông cũng đồng thời là cháu ngoa: chính là Nguyễn Trãi. Nay vẫn còn tấm bia đá lớn đề ba chữ “Thanh H j động”, bút tích của vua Trần Nghệ Tông, cùng với bài minh của nhà vua ngợi ca tấm lòng mải lo nước thương dân của Trần Nguyên Đán dù đã lui về núi: “Nương dưới bóng cây là muốn mở rộng sức che chở cho dân I Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều người hiền”.
Suối Côn Sơn mùa xuân nước vẫn đầy, bờ suôi còn những dấu đại bác thời chông Pháp. Ven suôi dưới chân động Thanh Hư có bãi đá bằng phẳng gọi là thạch bàn: “Côn Sơn có đá rêu phơi /Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”. Đúng như trong thơ ông, thạch bàn là nơi Nguyễn Trãi thường ngồi lặng lẽ ngắm bầu trời. Có lẽ những tháng ngày hội nhập vào cuộc sông lớn lao của một “công dân vũ trụ”, cái ý niệm thiên dân kia đã nuôi dưỡng sâu bền thêm trong tâm thức Nguyễn Trãi nỗi khát khao lẽ công bằng và tự do cho con người, vốn là bản chất dân chủ nhất quán trong lí tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: “Lồng lộng trời tư chút đâu ¡Nào ai chẳng đội ở trên đầu”. Ngày tôi về, rêu thạch bàn ở Côn Sơn vẫn sáng lên một màu lục tươi mới mẻ lạ lùng, tưởng như người hiền vừa mới đứng dậy khỏi nơi này, đang lững thững một mình đâu đó trong rừng thông.
(Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, Ngọn núi ảo ảnh, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1999)
6. THƠ ĐƯỜNG
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh Kéo dài suốt từ thời nhà Đường, từ khi Đường Thái Tông Lý Ưyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm (618 — 907 Số lượng có tới hàng vạn bài thơ của khoảng hai nghìn ba trăm nhà thơ... Cái nền vĩ đại ấy, lại có những thi hào nổi danh trở thành những danh nhân thế giới như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Một phong :n: thơ, mở đầu và phát triển, luôn luôn có những tên tuổi mới, vượt trội lên. Phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của đời Đường rất đa dạng.
Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang, Cao Thích, Lý Thương Ẩn, Trương Tịch, Đồ Mục, Lưu Vũ Tích, Đỗ Tuân Hạc, Tào Đường... Thơ của họ đã rất khác nhau, nói chi đến Lý Bạch và Đỗ Phủ. Đề tài thế hiện từ những sinh hoạt xa hoa quý tộc, đến cảnh nghèo túng nhất của dân chúng, cảnh đời, cảnh tiên, cảnh thiền, núi non, sông nước, trận mạc, biên tái, hoa cỏ rất phong phú: ở tài thơ này với tài thơ khác, một đề tài lại có vẻ đẹp chung, những phong vị riêng. Vua chúa như Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên, Đường Huyền Tông (Minh Hoàng), Hiến Tông, Mục Tông, Tuyên Tông, nữ thi sĩ như Đỗ Thu Nương, Trần Ngọc Lan, Dương Quý Phi.ế. hoặc những dân chúng bình thường ở thành thị hoặc thôn dã đều làm thơ, yêu thơ. Sinh hoạt ngâm thơ, thưởng thơ ở các nhà giàu đã đành, mà trong quân, những tiệc lớn của nhà vua hay Tết nhất, lễ hội của dân chúng, thơ cũng là một thứ được nhiều người mến mộ.
Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở trong nước mà đã vượt ra ngoài nước. Thơ đã là một quy định trong thi cử... Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Trung Hoa, với các nước láng giềng.
Di sản đồ sộ và tinh hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa và là một trong những điểm sáng rực rỡ của văn hóa nhân loại.
Không riêng gì thơ ca mà cả các ngành khác như họa, nhạc, múa cũng đều phát triển. Do đó, ngành này đem những vẻ đẹp cho những ngành khác. Thơ Đường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc họaễ Sự trau chuốt khổ công đi đôi với những cảm hứng tự nhiên, không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương Duy không những là một nhà thơ, mà còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp. Do đó trong thơ ông, thơ và họa kết hợp rất điêu luyện. Sau này, thi hào Tô Đông Pha đời Tống đã phải thốt lên răng: “Mỗi bài thơ của ông (Vương Duy) là một bức họa, và trong mỗi bức họa của ông lại có một bài thơ”. Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở KI Đình, thẩm âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ...
Thơ Đường sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức, hiện thực và lãng mạn đều đạt tới đỉnh cao...
Thơ Đường được chia ra hai loại: cổ thể và tân thể í luật Tr:n£ :: thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Trong thơ luật có loại tuyệt cú (bốn câu) và bát cú (tám cáu . m:: phần trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định vé cấu trúc (phá, thừa, thực, luận và kết)ỗ Ngoài ra, còn có luật bàng trác, bắt buộc để tạo thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ.
Thơ Đường có mấy thời kì:
Sơ Đường
Thịnh Đường
Trung Đường
Vãn Đường
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ chia gọn làm ba thời kì là sơ, thịnh và vãn hoặc sơ, trung và vãn. Mỗi thời kì đều có những nhà thơ rất tiêu biểu.
(Theo NGÔ VĂN PHÚ, 300 bài thơ tình tiêu biểu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000)