28/05/2017, 19:34

Vì sao trẻ vị thành niên dễ sa ngã?

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trẻ vị thành niên dễ sa ngã Bài làm: Sự gia tăng của tội phạm vị thành niên, tình gái mại dâm trẻ hóa, nghiện ma túy, sống bầy đàn… Đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tất cả những điều đó đã khiến mọi người phải đặt ra một câu hỏi ...

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trẻ vị thành niên dễ sa ngã Bài làm: Sự gia tăng của tội phạm vị thành niên, tình gái mại dâm trẻ hóa, nghiện ma túy, sống bầy đàn… Đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tất cả những điều đó đã khiến mọi người phải đặt ra một câu hỏi là tại sao trẻ vị thành niên lại dễ sa ngã?Đứng trước thực trạng trên nhiều chuyên gia về tâm lý học và tội phạm đã vào cuộc để lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ảnh ...

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trẻ vị thành niên dễ sa ngã

Bài làm:

Sự gia tăng của tội phạm vị thành niên, tình gái mại dâm trẻ hóa, nghiện ma túy, sống bầy đàn… Đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tất cả những điều đó đã khiến mọi người phải đặt ra một câu hỏi là tại sao trẻ vị thành niên lại dễ sa ngã?Đứng trước thực trạng trên nhiều chuyên gia về tâm lý học và tội phạm đã vào cuộc để lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

4

Ảnh minh họa

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sa ngã ở lứa tuổi vị đó chính là sự thay đổi ở tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.  Vì vậy, ở lứa tuổi này các em luôn cảm thấy mình đã lớn và có thể làm mọi việc đồng thời muốn chứng minh khả năng của mình.

Ở độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi các em rất muốn chứng tỏ là mình là người lớn và thích làm những việc người lớn hay làm như : Uống rượu, hút thuốc, cặp bồ, quan hệ tình dục, sử dụng ma túy, chửi thề… Giai đoạn này, các em không còn là con nít nhưng chưa phải là người lớn các em có những suy nghĩ rất phức tạp cũng như có nhiều sự nhạy cảm quá mức cần thiết. Trong khi đó, cha mẹ lại luôn cảm thấy các em còn quá nhỏ bé và cần được bao bọc. Chính điều này đã tạo nên sự phản kháng của các em xẩy ra mâu thuẫn giữa các thế hệ.

Chắc hẳn, các bậc phụ huynh không quên cách đây không lâu có vụ năm em học sinh đã buộc tay nhau rồi nhảy xuống sông tự tử chết tập thể chỉ vì cảm thấy gia đình và bố mẹ không yêu thương mình. Hay vụ một em học sinh giỏi bị bắt quả tang mang theo tài liệu vào phòng thi đã khiến em nhảy lầu tự tử ngay trước cặp mắt ngỡ ngàng của thầy cô bạn bè đã để lại nhiều sự ân hận cho người làm cha, làm mẹ, làm thầy.

Để giải quyết vấn đề này các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh và thấy cô cần quan tâm hơn nữa đến các em. Khi phát hiện các em có biểu hiện sa ngã hay sai trái không được biểu hiện cực đoạn như mắng chửi, ngăn cấm mà cần nhẹ nhàng khuyên can. Hạn chế các hành vi kiểm soát không tôn trọng quyền riêng tư, cá nhân của trẻ. Rất nhiều em đã tâm sự rằng em cảm thấy mẹ em nói quá nhiều quan tâm quá mức và căn nhằn đến phát mệt. Các bậc phụ huynh  hãy lắng nghe,giải thích để các em hiểu đúng sai tránh những hậu quả đáng tiếc xẩy ra.

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng này đó chính là các em sinh ra trong những gia đình không được hạnh phúc. Với các em thường xuyên phải chứng kiến những cảnh cãi vã giữa bố và mẹ. Trong con mắt non nớt của các em, các em cảm thấy việc đó rất mệt mỏi và cảm thấy rằng tại sao họ không cãi nhau, ghét nhau… mà lại vẫn lấy nhau để con cái phải chịu cảnh này. Các bậc cha mẹ thì lại hoàn toàn không chú ý đến việc này khiến con em mình luôn rơi căng thẳng buồn phiền lúc nào không hay.

Hay đáng buồn hơn, nhiều em sinh ra trong cảnh bị bạo lực gia đình,chứng kiến cảnh mẹ bị  bố đánh đập dã man dễ nảy sinh tâm lý bạo lực chống đối và ngang ngược. Trước tất cả những điều đó, các em luôn tìm cho mình một lối thoát để trốn tránh hay giảm bớt sự căng thẳng. Các em nghĩ rằng uống rượu sẽ giúp các em trưởng thành và quên đi nỗi buồn. Các em nghĩ cặp bồ và trao thân xác cho những kẻ giàu có sẽ có nhiều niềm vui và sự thoải mái. Và chính điều này khiến các em bị những kẻ xấu lợi dụng để rồi sa ngã vào vòng xoáy tội ác lúc nào không hay.

Vì vậy, những người làm cha làm mẹ xin hãy một lần nữa mở lòng mình tâm sự chia sẻ với các em những khó khăn của mình trong cuộc sống cũng như lắng nghe lời tâm sự mong ước cháy bỏng của các em để các em đi đúng hướng.

Để ngăn chặn tình trạng này thì thầy cô, nhà trường và các tổ chức giáo dục cũng cần vào cuộc. Hãy quan tâm và nhạy cảm với những thái độ lạ của học trò, hãy là những người bạn chia sẻ và hướng dẫn các em đi đúng hướng. Hãy xây dựng nhiều hoạt động cộng đồng để các em có những sân chơi bổ ích kết nối bạn bè để các em có thể chia sẻ tâm sự của mình. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể giảm sự thiểu sự sa ngã ở tuổi vị thành niên.

Với những khó khăn mâu thuẫn trên chúng ta có thể thấy tuổi “ô mai chua” là một độ tuổi với nhiều đột phá quan trọng con người. Những khó khăn, mệt mỏi của các em chỉ là những khó khăn tạm thời cha mẹ cần phải hiểu thấu và trang bị kiến thức về tâm lý, và nhất là giới tính của các em trong độ tuổi này để cùng con bước qua tuổi dậy thì thành công.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Suy nghĩ của anh chị vì sao trẻ vị thành niên dễ sa ngã!

Nguyên nhân dẫn đến việc  trẻ vị thành niên dễ sa ngã

Suy nghi cua anh chi vi sao tre vi thanh nen de sa nga 

0