08/02/2018, 14:54

Vì sao thức khuya và ngủ sai cách lại khiến con đường tới nghĩa địa gần hơn?

Nhiều người Việt không biết cách ngủ thế nào cho đúng cách, tuân theo khoa học và cơ chế hoạt động của cơ thể, khiến con đường tới nghĩa địa ngày càng gần hơn. Nhiều người trong chúng ta đang ngủ sai cách mà không biết đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại với họ. Bởi các bộ phận cơ thể hoạt động ...

Nhiều người Việt không biết cách ngủ thế nào cho đúng cách, tuân theo khoa học và cơ chế hoạt động của cơ thể, khiến con đường tới nghĩa địa ngày càng gần hơn.

Nhiều người trong chúng ta đang ngủ sai cách mà không biết đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại với họ. Bởi các bộ phận cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học riêng nên cần tạo điều kiện để chúng làm việc hiệu quả nhất có thể, nhờ thế sẽ tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng sống.

Ngủ thế nào cho khoa học, đúng cách 1Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng

Chế độ sinh hoạt từ một chuyên gia


Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ bài viết chia sẻ về kinh nghiệm của ông cũng như quá trình nghiên cứu nhiều tài liệu khác về giấc ngủ, thời gian ngủ như thế nào là hợp lý và cơ chế hoạt động của những bộ phận quan trọng như gan, phổi, mật…

TS Hùng cho biết, ông không bao giờ ngủ sau 23h đêm. Đối với ông, “một ngày cốt ở giờ dần mà ra”, tức khoảng thời gian từ 3h sáng đến 5h sáng. TS Hùng thường tỉnh dậy giờ dần để hít thở sâu (nhớ là thở sâu nhé), rồi tập yoga, ngồi thiền và tập khí công.

Ngủ thế nào cho khoa học, đúng cách 5

Ông thường ngồi vào bàn làm việc kiểm tra thư điện tử, đăng status Facebook vào khoảng hơn 5h sáng (cũng biết bắt trends đấy chứ). Nói chung, ông thường hoàn tất những việc này xung quanh 6h sáng đổ lại không hơn.

Giờ ăn sáng bắt đầu trước 7h sáng (thường là 6h30 – cái này ít ai làm được). Thế khoảng 30 phút từ lúc đăng Face tới dùng bữa TS Hùng làm gì? Ông chọn cách đọc sách nửa tiếng. Mọi công việc phải làm buổi sáng ông giải quyết quãng hơn 7 giờ rồi chuẩn bị lên cơ quan.

Còn buổi tối, ông đi ngủ lúc 22h tối, có khi 21 giờ và không bao giờ ngủ sau 23h trừ một số trường hợp. TS Hùng gọi những người ngủ sau 23h là “những kẻ muốn phá hoại sức khỏe, rước bệnh vào người và muốn ra nghĩa trang sớm hơn”. Với những ai không biết nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ sao cho khoa học thì chia sẻ của TS Hùng sẽ là lời khuyên rất đáng tham khảo.

Nắm bắt rõ giờ hoạt động của các bộ phận cơ thể để sinh hoạt cho đúng

TS Hùng chia sẻ, nhiều người lầm tưởng một ngày mới bắt đầu khi chúng ta thức dậy, hoặc có người lại nói lúc 12h đêm cũng chưa chuẩn. Ngày mới ở đây muốn nói “ngày bắt đầu làm việc của các bộ phận cơ thể quan trọng”. Đừng bắt bẻ kiểu như tim đập cả ngày thì sao. Chúng ta đang tìm hiểu hoạt động của “lục phủ ngũ tạng” đề từ đó ngủ nghỉ cho đúng giấc, đúng khoa học.

Ngủ thế nào cho khoa học, đúng cách 4Thời gian hoạt động của cơ quan nội tạng

Ông chia sẻ, sự thật ngày mới bắt đầu từ 23h đêm, là lúc “lục phủ ngũ tạng” hoạt động mạnh nhất theo từng khung giờ nhất định. Nắm bắt giờ của từng bộ phận cực kỳ quan trọng, liên quan tới giờ giấc và cách sống đúng nhất.

– Giờ Dần từ 3h – 5h sáng: là giờ của Phổi.

– Giờ Mão từ 5h – 7h sáng: là giờ của ruột già (đại tràng).

– Giờ Thìn từ 7h – 9h sáng: là giờ của dạ dày (còn gọi là vị).

– Giờ Tỵ từ 9h – 11h sáng: là giờ của lách (còn gọi là tỳ).

– Giờ Ngọ từ 11h – 13h trưa: là giờ của tim (còn gọi là Tâm).

– Giờ Mùi từ 13h – 15h chiều: là giờ của ruột non (tiểu trường).

– Giờ Thân từ 15h – 17h chiều: là giờ của bọng đái (bàng quang).

– Giờ Dậu từ 17h – 19h chiều: là giờ của thận.

– Giờ Tuất từ 19h – 21h tối: là giờ của bao tim (còn gọi là Bào).

– Giờ Hợi từ 21h – 23h đêm: là giờ của tam tiêu.

– Giờ Tý từ 23h – 1h sáng: là giờ của mật (còn gọi là đởm).

– Giờ Sửu từ 1h – 3h sáng: là giờ của gan (còn gọi là can).

Ngủ nghỉ, sinh hoạt để giúp thải độc, đừng làm hại cơ thể

Trong cuộc sống chúng ta để ý quan sát sẽ thấy, người mắc bệnh phổi thì nhất định ho vào giờ Dần (3h – 5h sáng) bởi đây là thời gian phổi thải độc. Mọi người nếu dậy được giờ này thì nên mở cửa, hít thở không khí trong lành giúp phổi thải độc dễ dàng.

Hơi thở rất quan trọng đối với chúng ta, kết nối giữa sự sống và cái chết, giữa ý thức và tiềm thức, giữa thân với tâm, nhưng không ít người coi thường hơi thở. Chúng ta cần có ý thức “thở chủ động”, nhớ là sâu và theo nhịp như người thiền, chứ không phải thở bình thường như ta vẫn làm.

Giờ Dần là tốt nhất để ngủ dậy và vì đó mà người ta có câu “Một ngày cốt ở giờ Dần”. Nếu có thời gian học thiền cũng sẽ rất tốt.

Đi đại tiện trước 7 giờ sáng

Giờ Mão từ 5h – 7h sáng là giờ của ruột già thải chất độc, tức phân. Người bình thường nên đi đại tiện giờ Mão vì nếu không sẽ gây hại cho đại tràng và hệ tiêu hóa. Nếu giờ này mà ngủ nướng thì chất thải sẽ ách lại ở ruột già, chất độc đáng ra phải được tống ra ngoài thì lại có nguy cơ thấm ngược vào cơ thể.

Muốn không bị bệnh dạ dày thì phải ăn sáng trước giờ Thìn

Giờ Thìn từ 7h – 9h sáng là giờ của dạ dày hoạt động, nếu không ăn sáng trước 7h thì dạ dày rỗng tuếch, chẳng có gì để bóp. Trong khi dịch dạ dịch vẫn tiết ra chứa nhiều axit rất có hại cho dạ dày. Không ăn sáng gây nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao.

Ngủ thế nào cho khoa học, đúng cách 4Sinh hoạt điều độ để không làm hại cơ thể

Chưa kể, hệ tiêu hóa cung cấp năng lượng cho cả cơ thể. Nếu không ăn sáng thì nhiều bộ phần khác như ruột non, ruột già, gan, lá lách, tim phổi cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Vì thế, nhất định phải ăn sáng, tốt nhất là trước 7h, hoặc chậm nhất cũng phải trước 9h.

Đừng làm việc từ 21h – 23h đêm vì hại đến Tam tiêu

Giờ Tuất từ 21h – 23h là giờ của Tam Tiêu. Tam tiêu là ba khoang rỗng trong cơ thể gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.

  • Thượng tiêu là khoang rỗng trên cùng, từ miệng xuống tâm vị dạ dày, chứa tim và phổi.
  • Trung tiêu là khoang rỗng giữa từ tâm vị dạ dày đến môn vị dạ dày, chứa tùy.
  • Hạ tiêu là khoang rỗng dưới cùng từ môn vị dạ dày tới hậu môn, chứa gan và thận.

Tam tiêu trở thành ngôi nhà bảo vệ lục phủ ngũ tạng. Thế nhưng có người lại làm việc quần quật cả ngày, đến cả giờ Tuất là giờ của Tam tiêu cũng không nghỉ ngơi. Cái này tính riêng những người cố tình phá sức chứ không phải nói đến những người do tính chất công việc, mưu sinh.

Từ 21h – 23h tốt nhất là ngồi thiền, hoặc nghe nhạc nhẹ, thư giãn, ngắm trăng thanh gió mán. Cố gắng hãy nghỉ ngơi giờ Tuất. Như TS Hùng thường đi ngủ vào giờ Tam tiêu nên cảm thấy khỏe mạnh, minh mẫn, cường tráng.

Nhiều người chết lúc 3h sáng, vì thế hãy cứu lấy gan, mật

Giờ Tý từ 23h – 1h sáng là giờ của mật thải chất độc. Mọi người có thể nhận thấy điều này khi thức đến giờ đó sẽ cảm nhận miệng đắng. Sáng dậy cũng thấy miệng đắng vì mật thải độc từ giờ tý. 23h là giờ bắt đầu cơ thể thải độc, nên nếu không ngủ giờ này thì rất hại cơ thể, nhất là mật. Mà mật lại liên quan chặt chẽ tới Gan.

Giờ Sửu từ 1h – 3h sáng là giờ của Gan. Rất nhiều người chết vào giờ này do gan nắm giữ tới 64 chức năng, nếu nó suy yếu thì người ta tất chết. Nếu người nhà bệnh nặng thì ai chăm sóc cần chú ý giờ Sửu.

Người Việt hay thức đêm xem đá bóng, hoặc “cày” game thì rất hại gan vì họ thức qua giờ Sửu. Mà giờ này thì phải đảm bảo cơ thể đang ngủ rất ngon và rất sâu. Gan thải độc và sản xuất ra lượng máu mới (lọc).

Trên đây là những chia sẻ của TS Nguyễn Mạnh Hùng được đúc rút từ kinh nghiệm của y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học tiên tiến. Với những ai còn đang phân vân chưa biết     Nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ thì hãy tham khảo ý kiến của ông và thực hiện để thấy sức khỏe được cải thiện. Mọi thắc mắc độc giả có thể hỏi ở phần bình luận của Yeutrithuc.com.


0