28/02/2018, 14:23

Vì sao hóa đơn tiền điện của bạn luôn cao?

Thậm chí khi tắt mọi thiết bị thì bạn vẫn đang lãng phí điện năng. Bạn tưởng rằng bấm nút tắt các thiết bị điện tử như TV, DVR, đầu thu phát sóng là xong, thế nhưng thực ra chúng vẫn tiếp tục chạy ở chế độ chờ. Ở chế độ chờ, các thiết bị điện tử này không được tắt đi hoàn toàn. Chúng vẫn tiếp ...

Thậm chí khi tắt mọi thiết bị thì bạn vẫn đang lãng phí điện năng. Bạn tưởng rằng bấm nút tắt các thiết bị điện tử như TV, DVR, đầu thu phát sóng là xong, thế nhưng thực ra chúng vẫn tiếp tục chạy ở chế độ chờ.

Ở chế độ chờ, các thiết bị điện tử này không được tắt đi hoàn toàn. Chúng vẫn tiếp tục cập nhật, ghi lại những show truyền hình bạn thích và đợi bạn bật chúng lên như cũ. Trong quá trình đó, các sản phẩm này vẫn tiếp tục ngốn điện và khiến hóa đơn cuối tháng của bạn cao đến "choáng váng". Hiện tượng này được gọi với cái tên "stand-by power" hoặc "phantom load" có thể được dịch ra là "điện năng chờ" hay "tải trọng giả". Nguồn điện năng bị mất đi được gọi bằng cái tên "vampire energy" hay "leaking energy" (điện năng bị rò rỉ).

Lượng điện năng bị lãng phí chiếm hơn 10% số tiền bạn phải trả trong hóa đơn cuối tháng.
Lượng điện năng bị lãng phí chiếm hơn 10% số tiền bạn phải trả trong hóa đơn cuối tháng.

Theo Cơ quản quản lý năng lượng Mỹ, lượng điện năng bị lãng phí chiếm hơn 10% số tiền bạn phải trả trong hóa đơn cuối tháng.

TV, DVR và đầu thu truyền hình không phải là những thiết bị ngốn điện năng duy nhất. Có thể bạn đang cắm nhiều loại sạc trong nhà suốt 24/7. Sạc điện thoại sử dụng khoảng 0,26 watt điện năng mỗi ngày nếu bị cắm liên tục mà không sử dụng. Sạc laptop cũng tiêu tốn điện năng với khoảng 4,42 watt nếu không sử dụng và 29,48 watt để sạc đầy lên 100%.

Kiểm tra việc sử dụng điện của nhà bạn

Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm giúp kiểm tra điện năng đang dùng trong nhà.
Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm giúp kiểm tra điện năng đang dùng trong nhà.

Bạn muốn kiểm tra xem nhà mình có phải là "nạn nhân" của hiện tượng rò rỉ điện năng? Hãy tắt hết điều hòa, máy sưởi, bình nước nóng. Bây giờ hãy tắt tất cả các thiết bị điện trong nhà nhưng vẫn cắm điện cho các thiết bị này. Sau đó bạn hãy nhìn vào công tơ điện nhà mình. Những con số vẫn tăng? Nếu có, điều đó chứng tỏ các thiết bị trong nhà bạn vẫn đang ngốn điện năng.

Một cách khác để thử đó là sử dụng các thiết bị như: Kill-A-Watt hay Belkin WeMo Insight Switch. Các sản phẩm này sẽ giúp bạn đo lượng điện năng sử dụng khi thiết bị được cắm vào nguồn.

Cách giảm thiểu lượng điện năng rò rỉ

Cách dễ dàng nhất để chặn đứng hiện tượng rò rỉ điện năng đó là rút phích tất cả các thiết bị ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng. Nhưng đó là một công việc rất nặng nề bởi bạn có hàng tá những thứ cắm sẵn vào ổ điện rải rác khắp nơi trong nhà. Một cách dễ dàng hơn là sử dụng các ổ cắm điện kèm theo công tắc. Khi bạn không sử dụng thiết bị nữa, chỉ cần tắt công tắc, thế là xong. Toàn bộ lượng điện chạy vào thiết bị sẽ được ngắt vì thế những thiết bị đó sẽ không thể chạy ở chế độ chờ. Một vài loại ổ cắm còn trang bị chức năng điều khiển từ xa, giúp bạn ngắt điện khỏi ổ ở bất cứ vị trí nào trong nhà, chẳng hạn như sản phẩm.

Cách dễ dàng nhất để chặn đứng hiện tượng rò rỉ điện năng đó là rút phích tất cả các thiết bị ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.
Cách dễ dàng nhất để chặn đứng hiện tượng rò rỉ điện năng đó là rút phích tất cả các thiết bị ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Thậm chí nhiều loại ổ cắm điện còn được trang bị những chức năng thông minh, cho phép bạn ngắt điện và duy trì nguồn điện của từng thiết bị khác nhau. Một số loại ổ cắm được thiết kế để khi bạn tắt một thiết bị hoặc ngắt kết nối một thiết bị khỏi sạc, ổ cắm này sẽ cảm biến và tắt toàn bộ nguồn điện đến thiết bị.

Một số loại ổ cắm như Belkin WeMo Insight Switch và Quirky Pivot Power Genius còn có thể lập trình và điều chỉnh bằng ứng dụng để ngắt điện từ xa theo lịch.

0