Vì sao cuộn dây tai nghe của bạn luôn tự rối bù lên dù chẳng động vào bao giờ?
Sự thật đằng sau những "bí ẩn" về tai nghe này không phải ai cũng biết đâu nhé, chỉ toàn bực tức vì nó thôi. Bất kỳ ai dùng điện thoại hay máy nghe nhạc thôi, không cần phải smartphone, cũng từng lâm vào tình cảnh cực kỳ khó chịu khi đôi dây tai nghe của mình liên tục rối vào nhau một cách ...
Sự thật đằng sau những "bí ẩn" về tai nghe này không phải ai cũng biết đâu nhé, chỉ toàn bực tức vì nó thôi.
Bất kỳ ai dùng điện thoại hay máy nghe nhạc thôi, không cần phải smartphone, cũng từng lâm vào tình cảnh cực kỳ khó chịu khi đôi dây tai nghe của mình liên tục rối vào nhau một cách "tự động" rồi nhỉ.
Cứ như thể chúng có mối thù gì với chủ nhân, chỉ trực tự thắt mình lại với nhau mỗi khi không ai để ý. Thậm chí, điều này còn xảy ra kể cả khi bạn đã cuộn một cách khoa học và đơn giản gọn gàng nhất trước khi cho vào túi rồi, thế mà lấy ra vẫn ít nhiều bị rối như thường. Trừ khi bạn mang theo người một chiếc hộp có đủ các ngăn chia đường dây riêng rẽ để xếp vào - điều mà hầu như chẳng ai làm cả vì mất thời gian.
Ai nghe nhạc chắc dây tai nghe cũng đã từng bị như thế này nhỉ?
Hóa ra nguyên nhân của việc này còn có nguồn gốc giải thích xuất phát từ khoa học nữa cơ. Các nhà nghiên cứu và thống kê đã nhận thấy có một mối liên hệ tương quan giữa 3 yếu tố: Khả năng dây dễ bị rối được tác động bởi độ dài của dây và các nút rối ngẫu nhiên được hình thành theo thời gian. Chúng thậm chí còn đủ để lập nên một đồ thị theo dõi hình cung nữa.
Một văn bản của 2 tác giả Dorian M. Raymer và Douglas E. Smith từ chuyên ngành Vật Lý, Đại học California đã thu thập và theo dõi đủ bằng chứng để kết luận, sau tận 3.415 lần tự kiểm tra ngẫu nhiên:
- Nếu một dây tai nghe có độ dài ngắn hơn 46cm, nó gần như sẽ không bao giờ tự làm rối khi vứt tự nhiên trong túi.
- Nếu độ dài dây tai nghe thuộc từ 46-150cm, tỷ lệ bị dính một vài nút rối đã tăng lên đáng kể rồi.
- Nếu độ dài dây lớn hơn 150cm, khả năng có xuất hiện nút rối sẽ lên đến tận 50%.
Trục ngang là độ dài dây, trục dọc là khả năng và tỷ lệ bị rối.
Cuối cùng thì họ cũng đưa ra một sơ đồ khá dễ hiểu về quá trình hình thành nên các "nút rối bí ẩn" ra sao.
Dù cho trong túi hay hộp bạn đựng không có yếu tố gì khiến cho dây bị rơi loạn vào nhau, chúng vẫn có thể khiến mọi thứ mất hết trật tự chỉ vì một phần dây này nằm đè lên dây khác, rồi cứ thế xảy ra ngẫu nhiên liên tiếp giữa nhiều phần của cuộn dây.
Và tất nhiên, ai càng lộn xộn thì càng có cơ hội cao được gặp nhiều nỗi bực dọc hơn mỗi khi lấy tai nghe ra thôi. Dẫu sao thì hiện nay, các thương hiệu sản xuất tai nghe đã cho ra đời nhiều sản phẩm tích hợp một lớp bọc vỏ dây cứng cáp, dẻo dai và dễ giữ dáng thẳng hơn để tránh việc liên tục cuộn tròn và bị bẻ gãy dáng dây, ngày càng gây ra nhiều mối rối hơn nữa.