Vì sao cá voi và cá heo lại rít lên?
(khoahoc.tv) - Các nhà khoa học khẳng định cá voi và cá heo rít lên thích thú “giống như trẻ con” khi chúng cảm thấy vui. Đối với những con cá voi và cá heo được nuôi nhốt cũng như những con ngoài tự nhiên, các nhà khoa học quan sát thấy chúng rít lên khi được thưởng thức ăn. Nhưng ...
(khoahoc.tv) - Các nhà khoa học khẳng định cá voi và cá heo rít lên thích thú “giống như trẻ con” khi chúng cảm thấy vui.
Đối với những con cá voi và cá heo được nuôi nhốt cũng như những con ngoài tự nhiên, các nhà khoa học quan sát thấy chúng rít lên khi được thưởng thức ăn. Nhưng điều này đã bị gạt bỏ vì coi là kết quả của quá trình huấn luyện hoặc cho là dấu hiệu của giao tiếp.
Nhưng một cuộc nghiên cứu mới đây, được xuất bản trên tạp chí Journal of Experimental Biology hôm thứ 3, chỉ ra rằng động vật có vú sống ngoài đại dương tạo ra những tiếng ồn ào để diễn tả niềm vui sướng.
Sam Ridgway, chủ tịch Hiệp hội Động vật biển có vú của Mỹ (American National Marine Mammal Foundation) đã quan sát họ động vật biển có vú như cá voi, cá heo hàng thập kỉ.
Nhận thấy chúng rít lên mỗi lần chúng được thưởng cá, vợ ông Ridgway, bà Jeanette cho rằng hành động của chúng nhắc bà nhớ đến “những đứa trẻ vui vẻ” và ông Ridgway bắt đầu nghiên cứu tại sao lại có những tiếng ồn ào này.
Những người huấn luyện làm việc với cá heo và cá voi trắng trong điều kiện nuôi nhốt cho chúng biết là chúng sẽ được thưởng thức ăn bằng một tiếng huýt sáo.
Nhưng ông Ridgway lưu ý rằng ngay cả khi không có thức ăn, những động vật có vú này vẫn sẽ rít lên đáp trả những âm thanh liên quan đến chúng.
Và sau đó dù không có âm thanh báo hiệu “phần thưởng” ngay cả khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ như lặn sâu, cá heo và cá voi trắng vẫn rít lên như một dấu hiệu chiến thắng.
Như một phần cuộc nghiên cứu từ Vịnh San Diego, California, 2 con cá voi và cá heo được giải cứu, nuôi nhốt và huấn luyện lặn dưới biển sâu, tắt còi báo động giả bằng cách ấn vào một cái nút. Trong khi đó, micro ở dưới nước ghi lại âm thanh.
Trong khi vẫn ở dưới nước, chúng phát ra tiếng rít báo hiệu sự chiến thắng ngay sau khi tắt còi, cũng như ngay trước khi nổi lên bề mặt,
Khi động vật có vú, kể cả con người nhận được phần thưởng, não bộ sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine tạo ra khoái cảm.
Các nhà nghiên cứu đã đo đạc thời gian cá heo và cá voi phát ra tiếng rít thắng lợi. Cá heo phát ra tiếng rít khoảng 151 nghìn giây sau tín hiệu khen thưởng và cá voi trắng khoảng 250 nghìn giây sau. Đó được coi là sự phản ứng lại với sự gia tăng dopamine.
Ông Ridgway nhận ra rằng khi dopamine tiết ra trong khoảng 100 đến 200 nghìn giây, động vật sẽ có thể diễn tả niềm vui sướng.
Ông ấy đã sử dụng nghiên cứu để xem xét khả năng nhận thức của động vật biển có vú sống ở độ sâu sâu hơn.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chứng minh được tiếng rít đó có chứa tình cảm ở trong”, ông nói.