23/08/2018, 11:16

Vì sao bề mặt quả bóng rổ luôn có những chấm nhỏ li ti?

Chính chi tiết này đã góp phần tạo nên bước ngoặt cho môn bóng rổ, khiến nó phát triển rộng rãi đến ngày nay. Bạn có từng để ý, trong khi bóng đá, bóng bàn khá nhẵn nhụi thì bóng rổ lại có bề mặt gồ ghề hơn rất nhiều không? Đó là do vô vàn chấm nhỏ trên trái bóng tạo ra. Không biết chúng có ...

Chính chi tiết này đã góp phần tạo nên bước ngoặt cho môn bóng rổ, khiến nó phát triển rộng rãi đến ngày nay.

Bạn có từng để ý, trong khi bóng đá, bóng bàn khá nhẵn nhụi thì bóng rổ lại có bề mặt gồ ghề hơn rất nhiều không? Đó là do vô vàn chấm nhỏ trên trái bóng tạo ra. Không biết chúng có tác dụng gì vậy?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu hiện tượng sau: Bạn đã từng bao giờ thử nắm một vốc đá viên đầy tay, rồi sau đó thấy chúng cứ trôi tuồn tuột khỏi lòng bàn tay chưa?

Hiện tượng này là do thiếu ma sát. Khi hai lực va chạm với nhau, ma sát là lực phá vỡ, làm chậm lại hoặc làm thay đổi chuyển động đó. Càng có nhiều điểm tiếp xúc với bề mặt vật thể thì càng có nhiều ma sát.

Khi ma sát yếu, mọi thứ trở nên trơn trượt. Trong ví dụ khối đá, những hình khối trơn trượt này, với các bề mặt nhẵn nhụi, kết hợp với bàn tay ẩm ướt, có ít điểm tiếp xúc để tạo ra ma sát, từ đó dẫn tới hiện tượng trên.

Quả bóng rổ với vô vàn chấm nhỏ trên bề mặt.
Quả bóng rổ với vô vàn chấm nhỏ trên bề mặt.

Mức độ ma sát thấp như vậy có lợi trong một số môn thể thao như bowling hay trượt băng nghệ thuật. Nhưng đối với bóng rổ thì sao? Liệu tình trạng này có gây trở ngại gì trong môn thể thao này không?

Đây chính xác là những gì các vận động viên phải vật lộn vào thập niên 1894. Thời điểm đó, các đội sử dụng quả bóng trong môn bóng đá. Bề mặt bóng loáng của bóng kết hợp với sàn tập bằng gỗ cứng được đánh bóng bằng dầu, khiến nó trượt lên trượt xuống trên tay người chơi và trên sàn tập.

Và thay vì cố gắng đưa bóng vào rổ, việc giữ bóng trên tay cũng đã là cả một vấn đề đối với các VĐV rồi.

May mắn thay, James Naismith - người đã phát minh ra trò chơi vào năm 1891 đã không để cho sự bất tiện này cản trở sự phát triển của môn bóng rổ. Naismith và một người bạn đã thiết kế một trái bóng mới giúp nâng cao khả năng giữ của người chơi, không chỉ to hơn mà còn tăng thêm ma sát.

Các chấm gai đã ra đời từ đó. Khi kết hợp chúng với lớp da thuộc thô ráp và được xử lý tốt, nó sẽ tạo thêm nhiều điểm tiếp xúc với sân bóng và làm tăng ma sát trên quả bóng.

Khi quả bóng rổ cải tiến được sử dụng, các cầu thủ hoan nghênh nhiệt liệt, bởi từ giờ, họ có thể lừa bóng mà không lo bóng sẽ bay ra khỏi tay lúc nào không biết.

Sự tiếp xúc của quả bóng với một mặt phẳng gồ ghề như bê-tông, sẽ khiến trái bóng nhám hơn.
Sự tiếp xúc của quả bóng với một mặt phẳng gồ ghề như bê-tông, sẽ khiến trái bóng nhám hơn.

Mặc dù cải tiến này đã tạo nên bước tiến vượt bậc cho môn bóng rổ hiện đại, nhưng chúng không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng bóng trơn trượt khỏi tay. Bởi khi chơi bóng rổ, chúng ta đổ mồ hôi, điều này khiến mọi thứ trở nên trơn trượt. Điều này có thể làm cho quả bóng dù có chất lượng tốt đến mấy cũng có thể tuột khỏi tay bạn.

Đây là điều hoàn toàn bình thường, bởi đến cả Michael Jordan cũng gặp phải vấn đề này cơ mà.

Mặc dù không có gì có thể đảm bảo 100% nhưng một chút tác động sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho trận đấu.

Nếu bạn có một quả bóng mới, hãy khởi động với nó trước khi trận đấu diễn ra bằng một vài bài tập nho nhỏ. Sự tiếp xúc của quả bóng với một mặt phẳng gồ ghề như bê-tông, sẽ khiến trái bóng nhám hơn. Bề mặt bóng càng nhám, lực ma sát càng tốt. Lực ma sát càng tốt, quả bóng càng dễ xử lý hơn.

0