23/05/2018, 18:14

Vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản?

Ảnh minh họa Hỏi: Vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản bao gồm những hành vi nào? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 103/3013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số ...

 

Ảnh minh họa

Hỏi:Vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản bao gồm những hành vi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 103/3013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP) thì vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản bao gồm những hành vi sau đây:

a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Vi phạm các quy định về khai thác thủy sản.

c) Vi phạm các quy định về quản lý tàu cá và quản lý thuyền viên tàu cá.

d) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản, sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.

đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

e) Vi phạm các quy định về ngành nghề dịch vụ thủy sản.

g) Cản trở hoạt động quản lý Nhà nước về thủy sản.

Hỏi: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản có thể bị xử phạt mức tiền tối đa là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đ, đối với tổ chức là 200.000.000 đ.

Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính và mức phạt tiền tối đa của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.​

Nguồn tin: Theo nongnghiep.vn

0