25/05/2018, 14:45

Vệ tinh thiên nhiên

Trong hệ Mặt Trời, có khoảng 240 vệ tinh tự nhiên đã được biết tới bao gồm 155 quay quanh các hành tinh truyền thống (chín hành tinh) và 80 quay quanh các tiểu hành tinh, và có lẽ rất nhiều các vật thể khác quay xung quanh các hành tinh hay các ngôi sao ...

Trong hệ Mặt Trời, có khoảng 240 vệ tinh tự nhiên đã được biết tới bao gồm 155 quay quanh các hành tinh truyền thống (chín hành tinh) và 80 quay quanh các tiểu hành tinh, và có lẽ rất nhiều các vật thể khác quay xung quanh các hành tinh hay các ngôi sao khác.

Vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời so với Trái Đất

Sao Thuỷ và Sao Kim hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên lớn, là Mặt Trăng. Sao Hoả có hai mặt trăng nhỏ là Phobos và Deimos. Các hành tinh khí khổng lồ có những hệ mặt trăng rộng, gồm nửa tá mặt trăng cỡ Mặt Trăng của Trái Đất chúng ta. Sao Diêm Vương có ít nhất ba vệ tinh, gồm cả một vệ tinh đồng hành lớn được gọi là Charon. Hệ Sao Diêm Vương - Charon và một số hệ tiểu hành tinh thỉnh thoảng được coi là những hành tinh đôi.Mặt trăng của trái đất là vệ tinh đầu tiên còn người đặt chân tới vào năm 1969.

Đa số các vệ tinh tự nhiên có lẽ đã được tạo nên từ cùng vùng sụp đổ của đĩa tiền hành tinh. Tuy nhiên, có nhiều ngoại lệ và khác biệt từng được biết tới hay từng được đưa ra trong các lý thuyết. Nhiều vệ tinh tự nhiên được cho là những tiểu hành tinh bị bắt giữ; những vệ tinh tự nhiên khác có thể là những mảnh của những vệ tinh tự nhiên lớn bị vỡ ra bởi va chạm, hay (trong trường hợp Mặt Trăng của Trái Đất) có thể là một phần của chính hành tinh bị bắn vào quỹ đạo bởi một vụ va chạm lớn. Bởi vì đa số các mặt trăng chỉ được biết tới qua một số quan sát bởi các tàu vũ trụ thăm dò không người lái hay các kính viễn vọng, nên đa số các lý thuyết về nguồn gốc của chúng hiện vẫn còn chưa chắc chắn.

Hầu hết các vệ tinh trong Hệ Mặt Trời đều có một mặt luôn hướng về phía hành tinh. Ngoại lệ là vệ tinh Hyperion của Sao Thổ và các vệ tinh ngoài cùng của các hành tinh chất khí. Hyperion không quay theo chu kì vì ảnh hưởng của các lực từ bên ngoài; các vệ tinh ngoài cùng thì quá xa để có thể bị ảnh hưởng này (ví dụ, vệ tinh Phoebe).

Các vệ tinh không thể có vệ tinh con: ảnh hưởng lực thủy triều của các vật chủ của vệ tinh làm cho hệ thống này mất ổn định. Tuy nhiên, vài vệ tinh có các vật đồng hành (như vệ tinh Tethys và Dione của Sao Thổ).

Phát hiện gần đây về vệ tinh Dactyl của thiên thể Ida 243 chứng minh rằng các tiểu hành tinh cũng có vệ tinh. Trong khi đó, Antiope 90 là một cặp tiểu hành tinh có kích cỡ tương đương nhau. Tiểu hành tinh 87 Sylvia có 2 vệ tinh.

Những vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ Mặt Trời (những mặt trăng có đường kính lớn hơn 3000km) là Mặt Trăng của Trái Đất, Io, Galileo, Europa, Ganymede và Callisto của Sao Mộc, và Titan của Sao Thổ cùng với vệ tinh tự nhiên mà Sao Hải Vương bắt được là Triton. Đối với các vệ tinh tự nhiên nhỏ hơn, xem các bài viết về các hành tinh thích hợp.

Dưới đây là một bảng so sánh về xếp hạng các vệ tinh tự nhiên của Hệ Mặt Trời xếp theo đường kính. Cột bên phải gồm một số hành tinh thường được biết, các tiểu hành tinh và các vật thể thuộc vành đai Kuiper để so sánh.

0