27/02/2018, 23:17

Vẻ mặt biểu lộ cảm xúc là bẩm sinh

Vẻ mặt biểu lộ cảm xúc phụ thuộc vào gen của chúng ta, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu này nhận định rằng vẻ mặt biểu lộ cảm xúc là bẩm sinh chứ không phải là một sản phẩm của việc học hỏi. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng những người mắt sáng và những người mù có vẻ mặt biểu lộ cảm ...

Vẻ mặt biểu lộ cảm xúc phụ thuộc vào gen của chúng ta, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu này nhận định rằng vẻ mặt biểu lộ cảm xúc là bẩm sinh chứ không phải là một sản phẩm của việc học hỏi. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng những người mắt sáng và những người mù có vẻ mặt biểu lộ cảm giống nhau và có sự chuyển động cơ mặt như nhau khi phản ứng với những kích thích xúc cảm.

Nghiên cứu cũng cung cấp hiểu biết mới về việc làm thế nào con người kiểm soát biểu hiện xúc cảm tùy theo hoàn cảnh xã hội, cho thấy rằng khả năng kiểm soát biểu hiện xúc cảm không hề được học qua việc quan sát.

Giáo sư David Matsumoto thuộc Đại học tâm lý bang San Francisco đã so sánh biểu hiện khuôn mặt của những động viên judo sáng mắt và mù tại Thế vận hội mùa hè và thế vận hội người khuyết tật 2004. Hơn 4.800 bức ảnh đã được chụp và phân tích, bao gồm những bức ảnh của các vận động viên từ 23 quốc gia.

Hình ảnh thể hiện so sánh về biểu lộ của khuôn mặt của vận động viên mù và mắt sáng khi thua trận tranh huy chương. (Ảnh: Bob Willingham)

Matsumoto cho biết: “Mối tương quan giữa vẻ mặt của người sáng mắt và những người mù gần như hoàn hảo. Điều này cho thấy điều gì đó về mặt di truyền bên trong chúng ta chính là nguồn gốc của biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt”.

Matsumoto phát hiện rằng những người sáng mắt và những người mù kiểm soát biểu hiện cảm xúc theo cách giống nhau tùy theo hoàn cảnh xã hội. Ví dụ, vì bản chất xác hội của nghi lễ trao huy chuơng Olympic, 85% những người đoạt huy chương bạc vừa thua trận tranh huy chương của mình vẫn cố cười khi nhận giải. Nụ cười gượng này chỉ sử dụng cơ miệng trong khi nụ cười thật, đuợc gọi là nụ cười Duchenne, khiến mắt hấp háy và hẹp lại và gò mà nhô lên.

Matsumoto giải thích: “Những người thua cuộc đẩy môi dưới lên như để kiểm soát cảm xúc trên khuôn mặt, và rất nhiều người cười gượng. Những người mù từ khi sinh không thể học cách kiểm soát cảm xúc này, vì vậy phải có một cơ chế khác. Có thể rằng cảm xúc của chúng ta, và hệ thống kiểm soát chúng được di truyền từ tổ tiên. Rất có thể là đối phó với những cảm xúc tiêu cực, con người đã phát triển một hệ thống cho phép ngậm miệng lại để ngăn cản họ la hét, cắn hoặc phát ra những lời lẽ xúc phạm”.

0