14/01/2018, 21:25

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích Bài văn mẫu nghị luận lớp 9 Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập là tài liệu văn mẫu lớp 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, bài ...

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

trong học tập là tài liệu văn mẫu lớp 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, bài nghị luận xã hội về bệnh thành tích này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về câu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh thành tích.

Bài làm

Trong một xã hội phát triển, mỗi một cá nhân hay tập thể đều có sự nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân mình. Những tấm huy chương, những tờ giấy khen, ... được coi là thành quả của công sức mà họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, nhiều người lại coi đó là cái đích để vươn đến mà theo đuổi, tạo ra một căn bệnh của xã hội. Đó là bệnh thành tích.

Thông thường "bệnh" được sử dụng khi cơ thể có cảm giác không bình thường, hoặc bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập. Thành tích vốn là thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Nhưng khi ghép chung với từ "bệnh" nó lại tạo ra một nghĩa "bất thường", và thành tích giờ đây mang theo nghĩa tiêu cực. Phải chăng "Thành tích" đã trở thành một loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập và con người?

"Bệnh thành tích" hiện nay đã trở thành một thói xấu tồn tại trong tư tưởng của nhiều người. Họ cho rằng bằng cấp là điều quan trọng và đạt được nó là đủ cho cuộc sống của chính mình. Nhưng vấn đề là họ đã đạt đến đâu và đạt bằng cách nào? Ngay trong nhiều trường học, căn bệnh thành tích đã lên lỏi và phát triển. Các thầy cô giáo vì muốn học sinh của mình có điểm cao nên ngoài giờ trên lớp, họ mở thêm những lớp học phụ đạo. Những học sinh đến học đôi khi sẽ được thầy cô cho làm những bài tập sẽ kiểm tra trên lớp – biết trước đề. Bởi vậy nên nhiều bạn dù sức học yếu nhưng đi thi vẫn được điểm cao. Học sinh ỷ lại thầy cô không học bài, chỉ chờ lúc sắp thi thầy cô "mớm" đề thì ngồi "ăn chực". Điều này dẫn đến thực trạng "ngồi nhầm lớp". Nhiều trường học cấp hai, cấp ba có những học sinh đi học mà không nhớ hết mặt chữ mà các em vẫn được lên lớp như bình thường. Căn bệnh thành tích đã làm con người trở nên mù quáng. Chỉ vì mải chạy theo thành tích mà họ đã bỏ qua chất lượng thực sự, kết quả đúng với năng lực của bản thân.

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

Căn bệnh này đang ngày một gia tăng theo chiều hướng đi lên và mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Vậy, trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì? Có những biện pháp nào để giải quyết căn bệnh này? Thực chất, trong những năm qua, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm đầy lùi căn bệnh này. Nhưng thực tế hiệu quả cũng những chính sách được đề ra lại không cao. "Bệnh thành tích" vốn xuất phát từ những tham vọng không chính đáng của con người. Vì vậy, tính tự giác, sự rèn luyện bản thân, đẩy lùi tư tưởng ham muốn thành tích mới có thể "chữa khỏi" được căn bệnh này.

Học thật, thu nhận những kiến thức thật mới đem lại giá trị cho bản thân. Thành tích chỉ giống như những lời khen ngợi, đánh giá khách quan về những gì ta đạt được. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn cho cuộc sống tương lai.

0