20/03/2018, 23:32
Văn lớp 5: Tả một người lao động đang làm việc - Tả công nhân, lao công, bác sĩ, nông dân
Hướng dẫn làm bài văn miêu tả một người lao động đang làm việc hay nhất tiếng Việt lớp 5. Những người lao động là hình đẹp trong cái nhìn của mỗi người. Bởi khi làm việc, họ chăm chú và tập trung, họ đem tất cả cố gắng và sự nỗ lực của mình ra để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đem ...
Hướng dẫn làm bài văn miêu tả một người lao động đang làm việc hay nhất tiếng Việt lớp 5. Những người lao động là hình đẹp trong cái nhìn của mỗi người. Bởi khi làm việc, họ chăm chú và tập trung, họ đem tất cả cố gắng và sự nỗ lực của mình ra để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đem lại những thành quả như mong muốn. Dẫu vất vả, dẫu mệt mỏi nhưng với họ trong đó chan chứa cả những niềm vui sướng. Và rất đỗi tự nhiên, những hình ảnh đẹp ấy đi vào trong thơ ca, trong văn chương, trở thành một đề tài trở đi trở lại xuyên suốt những để văn miêu tả dành cho học sinh Tiểu học. Chính vì vậy, với mong muốn giúp đỡ các em giải quyết đề văn: “Tả người lao động đang làm việc.”, chúng tôi có đưa ra bốn bài văn ngắn của học sinh lớp 5, miêu tả công nhân, lao công, bác sĩ và nông dân – 4 công việc phổ biến mà cũng không kém phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Công nhân đang làm việc
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 1 (CÔNG NHÂN)
Ngay cạnh nhà em có một ngôi nhà đang xây dở và ngày nào đi qua đó em cũng có cơ hội được ngắm nhìn các chú công nhân đang làm việc.
Các chú công nhân mặc trên người bộ đồng phục màu xanh nước biển, trên đầu các chú đội chiếc mũ cối trắng, tay đi đôi găng tay chuyên dụng. Với làn da màu đồng cùng thân hình vạm vỡ, các chú bước lên giàn giáo và bắt đầu công việc của mình. Tay các chú cầm những chiếc bay cúi xuống phết một ít vữa trát lên hàng gạch, sau đó tỉ mỉ đặt những viên gạch màu hồng tươi lên trên. Các chú còn chú ý gõ nhẹ bay lên những viên gạch để chúng được chặt khít vào nhau.
Đôi khi gặp những khoảng trống cuối đường gạch, các chú sẽ lấy bay chặt bớt đi để viên gạch được trở nên vừa vặn. Sau đó chú sẽ lấy thêm vữa trát vào những khe hở. Đôi tay đeo găng của chú cứ thoăn thoắt thoăn thoắt lấy gạch rồi lại lấy vữa làm em chóng hết cả mặt. Khuôn mặt chú nghiêm túc, động tác trên tay vô cùng chuẩn xác. Thỉnh thoảng chú sẽ dừng lại lấy dây dọi xem bức tường có thẳng không.
Khi gạch và vữa đều đã hết, chú sẽ gọi với xuống bên dưới để chúng được chuyển lên, và chỉ chờ như thế, chú lại bắt tay vào công việc. Chú miệt mài làm đến quên cả thời gian, mặc cho ánh nắng gay gắt của trưa hè tháng sau rọi xuống điỉnh đầu, những giọt mồ hôi lăn dài trên má, thấm ướt lưng áo đồng phục màu xanh dương. Mặt trời lên cao dần, bức tường cũng ngày một cao hơn theo thời gian. Chú khẽ huýt một điệu nhạc của bài hát nào đó như muốn quên đi những khó nhọc trong công việc.
Hình ảnh các chú công nhân lúc đó thật là đẹp và ấn tượng biết bao. Nhờ có các chú mà chúng ta mới có những căn nhà ấm áp, khang trang và rộng lớn. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta phải biết ơn và tôn trọng những người công nhân. Em mong muốn sau này lớn lên có thể trở thành một công nhân giống như các chú để góp phần dựng nên những căn nhà đẹp đẽ.
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 2 (LAO CÔNG)
Đêm nào cũng vậy, cứ tầm một hai giờ sáng, lúc mọi người đang chìm trong giấc ngủ say nồng thì trên khắp các nẻo đường, con phố lại vang lên tiếng quét lá của các cô, các chú lao công. Hình ảnh cô lao công quét rác đang làm việc từ bao giờ đã khiến em không thể nào quên.
Cô lao công ấy luôn luôn mặc một bộ đồng phục, dù trời nắng hay mưa. Đó là bộ đồng phục màu rêu với chiếc áo khoác màu xanh lá mạ kèm theo những đường viền màu vàng nhạt chạy dọc chiếc áo. Ngoài ra, cô cũng đeo một chiếc khẩu trang và đi một đôi găng tay để không hít phải những mùi khó chịu khi làm việc. Nhờ có cô lao công ấy mà đường phố khu em lúc nào cũng sạch đẹp và tươm tất, chẳng mấy khi nhìn thấy những túi rác, vỏ lon bị vứt bừa bãi cả.
Với chiếc chổi trong tay, cô lao công luôn cẩn thận dọn dẹp sạch sẽ khu phố được phân công. Đầu tiên, cô sẽ đẩy chiếc xe rác quen thuộc đi quanh con phố nhỏ, bất cứ thấy chỗ nào có rác là cô sẽ dừng lại và bắt đầu dọn dẹp. Cô cầm chiếc chổi rễ cán dài và quét sạch những phần đường bị lá phủ rồi gom thành một đống, sau đó lấy chiếc hót rác ra và đổ lên xe. Công việc cứ thế tiếp diễn, dù trời nắng chói chang hay kể cả khi mưa gió ẩm ướt, em vẫn thấy hình ảnh cô lao công tỉ mỉ nhặt từng túi rác.
Hình ảnh cô lao công làm việc thật khiến em không thể nào quên, cô như một hiệp sĩ bảo vệ môi trường vậy. Lúc nào cô cũng âm thầm, lặng lẽ giữ cho cảnh quan khu phố em được sạch đẹp và thông thoáng. Nhờ có cô, đường phố khu em lúc nào cũng thoáng mát và sạch sẽ, không còn có hình ảnh những túi rác lớn, bé vứt ra lòng đường nữa.
Em rất thích ngắm nhìn cô lao công làm việc. Càng nhìn, em càng cảm thấy khâm phục cô hơn. Sau này lớn lên, em cũng muốn trở thành một người như cô để góp phần giữ gìn vẻ đẹp cho quê hương, đất nước.
Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 3 (BÁC SĨ)
Em vốn không thích đến bệnh viện và càng sợ hơn khi phải đi khám bệnh, vậy nhưng sau khi được chứng kiến bác sĩ Hoa khám bệnh thì em đã không còn cảm thấy sợ bệnh viện như trước nữa.
Hôm ấy, em bị đau bụng một cách bất thường nên được bố mẹ cho đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ khám bệnh cho em lúc đó là một nữ bác sĩ trung niên với khuôn mặt hiền từ và phúc hậu. Bác nói chuyện với em rất nhẹ nhàng như an ủi em không có gì phải sợ. Bác mỉm cười hỏi em gần đây có ăn uống gì lạ và một số những nguyên nhân khác có thể gây ra đau bụng. Sau đó bác bảo em vén áo lên để bác nghe nhịp tim, bắt mạch…
Sau một lúc khám, bác chuẩn đoán em bị rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều những loại thực phẩm khác nhau. Giọng nói của bác sĩ vô cùng ấm áp, tựa như người mẹ hiền chứ không phải một vị bác sĩ nữa. Sau khi khám xong, bác kê đơn thuốc và dặn dò em không được ăn uống linh tinh nữa và phải biết giữ gìn sức khỏe. Cách nói chuyện và biểu cảm hiền từ trên khuôn mặt bác làm em cảm thấy gần gũi chứ không xa cách giống như những vị bác sĩ khác. Nhờ có bác sĩ Hoa mà từ lần đó em đã không còn sợ hãi khi phải đi bệnh viện. Em thầm ước rằng sau này sẽ trở thành một bác sĩ như bác.
Em rất thích được ngắm nhìn bác sĩ đang làm việc. Em mong ước sau này em cũng có thể trở thành một bác sĩ tài giỏi giúp đỡ cho những người xung quanh. Để làm được như vậy, em cần cố gắng học tập thật giỏi để có thể thực hiện được ước mơ của mình.
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 4 (NÔNG DÂN)
Mùa hè đến, em được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà ngoại và tại đây em đã được chứng kiến cảnh các bác nông dân trong vùng đang gặt lúa. Đây quả là một kỉ niệm khó quên đối với một đứa trẻ như em.
Hôm ấy, em rảo bước đi trên cánh đồng lúa vàng ruộm khi ánh mặt trời vừa ló rạng. Vào lúc này đây, em cảm thấy cánh đồng lúa quê em thật là đẹp biết bao. Cánh đồng vừa rộng lớn, lại vừa trù phú, tốt tươi. Làn gió mai nhẹ thổi làm sóng lúa nhấp nhô như những cô bé, cậu bé tinh nghịch đang nắm tay nhau đùa nghịch. Bên chóp mũi em thoang thoảng hương thơm của những bông lúa uốn câu trĩu nặng tinh hoa của đất trời, thứ mùi đậm chất thôn quê và dân dã. Bỗng em thấy thấp thoáng trên cánh đồng một vài bóng áo nâu nón trắng, em thấy vậy tò mò chạy đến gần. Hóa ra là các bác nông dân đang gặt lúa. Đôi tay các bác đều cầm liềm, quần nâu xắn cao đến bắp chân, thoăn thoắt gặt từng khóm lúa. Những lưỡi liềm nhanh gọn mà chuẩn xác cắt rất nhanh từng gốc lúa rồi xếp sang một bên. Khuôn mặt các bác đều lộ rõ sự nghiêm túc và vô cùng chăm chú.
Em đứng dưới gốc tre xanh ở gần bờ ruộng chăm chú nhìn các bác gặt. Mặt trời lên cao dần, ánh nắng cũng vì thế mà trở nên chói chang và gay gắt hơn buổi sáng, mồ hôi trên khuôn mặt các bác cũng chảy ra nhiều hơn, lưng áo đã thấm ướt một mảng lớn. Vậy nhưng đôi tay các bác vẫn không hề mắc lỗi, nhanh thoăn thoắt cắt phăng từng gốc lúa. Đống lúa cứ từng chút từng chút một cao dần lên theo thời gian. Em cũng phải khâm phục và biết ơn sự chăm chỉ và kiên nhẫn của các bác nông dân.
Lúc này, một vài đứa trẻ trạc tuổi em mang theo cơm và nước uống chạy đến gọi bố mẹ chúng nghỉ tay.Chỉ lúc này các bác mới dừng liềm lại, đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi, sau đó ghé vào những khóm tre xanh hay những gốc cây bóng mát để nghỉ ngơi, ăn cơm uống nước. Các bác trò chuyện rôm rả, nhìn nụ cười ánh lên nơi khóe mặt các bác, em tự nhủ: “Vụ mùa năm nay bội thu rồi”. Bên cạnh các bác những đứa trẻ vừa ra giúp bố mẹ chúng sắp xếp gọn gàng những khóm lúa đã được gặt rồi buộc lại thành từng bó lúa. Các bác chỉ nghỉ ngơi một lúc xong lại trở về với thửa ruộng chưa gặt xong.
Em rất thích ngắm các bác nông dân gặt lúa. Bởi vì chỉ có lúc đó chúng ta mới cảm thấy biết ơn những người làm ra hạt gạo và hiểu được sự vất vả, khó nhọc của các bác nông dân để chúng ta có được hạt gạo dẻo thơm như ngày hôm nay.
Công nhân đang làm việc
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 1 (CÔNG NHÂN)
Ngay cạnh nhà em có một ngôi nhà đang xây dở và ngày nào đi qua đó em cũng có cơ hội được ngắm nhìn các chú công nhân đang làm việc.
Các chú công nhân mặc trên người bộ đồng phục màu xanh nước biển, trên đầu các chú đội chiếc mũ cối trắng, tay đi đôi găng tay chuyên dụng. Với làn da màu đồng cùng thân hình vạm vỡ, các chú bước lên giàn giáo và bắt đầu công việc của mình. Tay các chú cầm những chiếc bay cúi xuống phết một ít vữa trát lên hàng gạch, sau đó tỉ mỉ đặt những viên gạch màu hồng tươi lên trên. Các chú còn chú ý gõ nhẹ bay lên những viên gạch để chúng được chặt khít vào nhau.
Đôi khi gặp những khoảng trống cuối đường gạch, các chú sẽ lấy bay chặt bớt đi để viên gạch được trở nên vừa vặn. Sau đó chú sẽ lấy thêm vữa trát vào những khe hở. Đôi tay đeo găng của chú cứ thoăn thoắt thoăn thoắt lấy gạch rồi lại lấy vữa làm em chóng hết cả mặt. Khuôn mặt chú nghiêm túc, động tác trên tay vô cùng chuẩn xác. Thỉnh thoảng chú sẽ dừng lại lấy dây dọi xem bức tường có thẳng không.
Khi gạch và vữa đều đã hết, chú sẽ gọi với xuống bên dưới để chúng được chuyển lên, và chỉ chờ như thế, chú lại bắt tay vào công việc. Chú miệt mài làm đến quên cả thời gian, mặc cho ánh nắng gay gắt của trưa hè tháng sau rọi xuống điỉnh đầu, những giọt mồ hôi lăn dài trên má, thấm ướt lưng áo đồng phục màu xanh dương. Mặt trời lên cao dần, bức tường cũng ngày một cao hơn theo thời gian. Chú khẽ huýt một điệu nhạc của bài hát nào đó như muốn quên đi những khó nhọc trong công việc.
Hình ảnh các chú công nhân lúc đó thật là đẹp và ấn tượng biết bao. Nhờ có các chú mà chúng ta mới có những căn nhà ấm áp, khang trang và rộng lớn. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta phải biết ơn và tôn trọng những người công nhân. Em mong muốn sau này lớn lên có thể trở thành một công nhân giống như các chú để góp phần dựng nên những căn nhà đẹp đẽ.
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 2 (LAO CÔNG)
Đêm nào cũng vậy, cứ tầm một hai giờ sáng, lúc mọi người đang chìm trong giấc ngủ say nồng thì trên khắp các nẻo đường, con phố lại vang lên tiếng quét lá của các cô, các chú lao công. Hình ảnh cô lao công quét rác đang làm việc từ bao giờ đã khiến em không thể nào quên.
Cô lao công ấy luôn luôn mặc một bộ đồng phục, dù trời nắng hay mưa. Đó là bộ đồng phục màu rêu với chiếc áo khoác màu xanh lá mạ kèm theo những đường viền màu vàng nhạt chạy dọc chiếc áo. Ngoài ra, cô cũng đeo một chiếc khẩu trang và đi một đôi găng tay để không hít phải những mùi khó chịu khi làm việc. Nhờ có cô lao công ấy mà đường phố khu em lúc nào cũng sạch đẹp và tươm tất, chẳng mấy khi nhìn thấy những túi rác, vỏ lon bị vứt bừa bãi cả.
Với chiếc chổi trong tay, cô lao công luôn cẩn thận dọn dẹp sạch sẽ khu phố được phân công. Đầu tiên, cô sẽ đẩy chiếc xe rác quen thuộc đi quanh con phố nhỏ, bất cứ thấy chỗ nào có rác là cô sẽ dừng lại và bắt đầu dọn dẹp. Cô cầm chiếc chổi rễ cán dài và quét sạch những phần đường bị lá phủ rồi gom thành một đống, sau đó lấy chiếc hót rác ra và đổ lên xe. Công việc cứ thế tiếp diễn, dù trời nắng chói chang hay kể cả khi mưa gió ẩm ướt, em vẫn thấy hình ảnh cô lao công tỉ mỉ nhặt từng túi rác.
Hình ảnh cô lao công làm việc thật khiến em không thể nào quên, cô như một hiệp sĩ bảo vệ môi trường vậy. Lúc nào cô cũng âm thầm, lặng lẽ giữ cho cảnh quan khu phố em được sạch đẹp và thông thoáng. Nhờ có cô, đường phố khu em lúc nào cũng thoáng mát và sạch sẽ, không còn có hình ảnh những túi rác lớn, bé vứt ra lòng đường nữa.
Em rất thích ngắm nhìn cô lao công làm việc. Càng nhìn, em càng cảm thấy khâm phục cô hơn. Sau này lớn lên, em cũng muốn trở thành một người như cô để góp phần giữ gìn vẻ đẹp cho quê hương, đất nước.
Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 3 (BÁC SĨ)
Em vốn không thích đến bệnh viện và càng sợ hơn khi phải đi khám bệnh, vậy nhưng sau khi được chứng kiến bác sĩ Hoa khám bệnh thì em đã không còn cảm thấy sợ bệnh viện như trước nữa.
Hôm ấy, em bị đau bụng một cách bất thường nên được bố mẹ cho đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ khám bệnh cho em lúc đó là một nữ bác sĩ trung niên với khuôn mặt hiền từ và phúc hậu. Bác nói chuyện với em rất nhẹ nhàng như an ủi em không có gì phải sợ. Bác mỉm cười hỏi em gần đây có ăn uống gì lạ và một số những nguyên nhân khác có thể gây ra đau bụng. Sau đó bác bảo em vén áo lên để bác nghe nhịp tim, bắt mạch…
Sau một lúc khám, bác chuẩn đoán em bị rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều những loại thực phẩm khác nhau. Giọng nói của bác sĩ vô cùng ấm áp, tựa như người mẹ hiền chứ không phải một vị bác sĩ nữa. Sau khi khám xong, bác kê đơn thuốc và dặn dò em không được ăn uống linh tinh nữa và phải biết giữ gìn sức khỏe. Cách nói chuyện và biểu cảm hiền từ trên khuôn mặt bác làm em cảm thấy gần gũi chứ không xa cách giống như những vị bác sĩ khác. Nhờ có bác sĩ Hoa mà từ lần đó em đã không còn sợ hãi khi phải đi bệnh viện. Em thầm ước rằng sau này sẽ trở thành một bác sĩ như bác.
Em rất thích được ngắm nhìn bác sĩ đang làm việc. Em mong ước sau này em cũng có thể trở thành một bác sĩ tài giỏi giúp đỡ cho những người xung quanh. Để làm được như vậy, em cần cố gắng học tập thật giỏi để có thể thực hiện được ước mơ của mình.
BÀI VĂN TẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SỐ 4 (NÔNG DÂN)
Mùa hè đến, em được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà ngoại và tại đây em đã được chứng kiến cảnh các bác nông dân trong vùng đang gặt lúa. Đây quả là một kỉ niệm khó quên đối với một đứa trẻ như em.
Hôm ấy, em rảo bước đi trên cánh đồng lúa vàng ruộm khi ánh mặt trời vừa ló rạng. Vào lúc này đây, em cảm thấy cánh đồng lúa quê em thật là đẹp biết bao. Cánh đồng vừa rộng lớn, lại vừa trù phú, tốt tươi. Làn gió mai nhẹ thổi làm sóng lúa nhấp nhô như những cô bé, cậu bé tinh nghịch đang nắm tay nhau đùa nghịch. Bên chóp mũi em thoang thoảng hương thơm của những bông lúa uốn câu trĩu nặng tinh hoa của đất trời, thứ mùi đậm chất thôn quê và dân dã. Bỗng em thấy thấp thoáng trên cánh đồng một vài bóng áo nâu nón trắng, em thấy vậy tò mò chạy đến gần. Hóa ra là các bác nông dân đang gặt lúa. Đôi tay các bác đều cầm liềm, quần nâu xắn cao đến bắp chân, thoăn thoắt gặt từng khóm lúa. Những lưỡi liềm nhanh gọn mà chuẩn xác cắt rất nhanh từng gốc lúa rồi xếp sang một bên. Khuôn mặt các bác đều lộ rõ sự nghiêm túc và vô cùng chăm chú.
Em đứng dưới gốc tre xanh ở gần bờ ruộng chăm chú nhìn các bác gặt. Mặt trời lên cao dần, ánh nắng cũng vì thế mà trở nên chói chang và gay gắt hơn buổi sáng, mồ hôi trên khuôn mặt các bác cũng chảy ra nhiều hơn, lưng áo đã thấm ướt một mảng lớn. Vậy nhưng đôi tay các bác vẫn không hề mắc lỗi, nhanh thoăn thoắt cắt phăng từng gốc lúa. Đống lúa cứ từng chút từng chút một cao dần lên theo thời gian. Em cũng phải khâm phục và biết ơn sự chăm chỉ và kiên nhẫn của các bác nông dân.
Lúc này, một vài đứa trẻ trạc tuổi em mang theo cơm và nước uống chạy đến gọi bố mẹ chúng nghỉ tay.Chỉ lúc này các bác mới dừng liềm lại, đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi, sau đó ghé vào những khóm tre xanh hay những gốc cây bóng mát để nghỉ ngơi, ăn cơm uống nước. Các bác trò chuyện rôm rả, nhìn nụ cười ánh lên nơi khóe mặt các bác, em tự nhủ: “Vụ mùa năm nay bội thu rồi”. Bên cạnh các bác những đứa trẻ vừa ra giúp bố mẹ chúng sắp xếp gọn gàng những khóm lúa đã được gặt rồi buộc lại thành từng bó lúa. Các bác chỉ nghỉ ngơi một lúc xong lại trở về với thửa ruộng chưa gặt xong.
Em rất thích ngắm các bác nông dân gặt lúa. Bởi vì chỉ có lúc đó chúng ta mới cảm thấy biết ơn những người làm ra hạt gạo và hiểu được sự vất vả, khó nhọc của các bác nông dân để chúng ta có được hạt gạo dẻo thơm như ngày hôm nay.