Văn lớp 10: Phân tích cảm nhận bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”
Hướng dẫn làm văn cảm nhận bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 10. Ca dao thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một trật tự nhất định, thường được sáng tác theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca ...
Hướng dẫn làm văn cảm nhận bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 10. Ca dao thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một trật tự nhất định, thường được sáng tác theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, là cây đàn muôn điệu gảy lên khúc nhạc tâm hồn của người bình dân. Qua ca dao, ta khám phá được vô vàn những cung bậc khác nhau của tình cảm, cảm xúc. Người hát như hát lên nỗi lòng mình, người nghe như đang nghe thấu nỗi niềm của mình. Những người cùng cảnh ngộ dùng chung câu hát của nhau, coi đó là tâm sự của mình. Ca dao còn là tấm gương soi của tâm hồn dân tộc: những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng, những nỗi niềm đau khổ của số kiếp bất hạnh, lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan. Nỗi nhớ trong tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong ca dao. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu và phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” DÀN Ý PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “KHĂN THƯƠNG NHỚ AI” 1. MỞ BÀI Giới thiệu bài ca dao 2. THÂN BÀI 10 câu đầu: nỗi nhớ bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng Hình ảnh khăn được nhắc đến nhiều nhất Nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc, khắc khoải, khôn nguôi Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ Nỗi nhớ gửi vào ngọn đèn, nỗi nhớ đo bằng thời gian Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua đôi mắt 2 câu cuối: tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên Có thể là do chàng trai không yêu cô gái như cô gái đã yêu, hoặc do gia cảnh nghèo khó, gia đình áp đặt Nỗi lo giàu giá trị nhân văn 3. KẾT BÀI Khẳng định lại giá trị bài ca dao BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “KHĂN THƯƠNG NHỚ AI” Ca dao vốn là sản phẩm do người bình dân sáng tác, ra đời từ chính cuộc sống lao động nghèo khổ nhưng cũng đậm đà tình nghĩa của nhân dân lao động. Những câu ca dao đằm thắm, mượt mà từ lâu đã trở thành thơ của vạn nhà, vạn người, nói hộ những tâm tư, tình cảm giấu kín của người lao động. Ca dao yêu thương, tình nghĩa chiếm một số lượng khá lớn trong kho tàng ca dao của dân tộc. Trong số đó, ta không thể không kể đến những bài ca dao viết về chủ đề nỗi nhớ trong tình yêu mà “Khăn thương nhớ ai” là một ví dụ tiêu biểu. Nỗi nhớ trong tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống than” “Khăn thương nhớ ai” cũng nói về nỗi nhớ thương tan chảy cả cõi lòng nhưng đó không phải là nỗi nhớ được bộc lộ dễ dãi mà là nỗi nhớ không biết ngỏ cùng ai, cứ dần lên và choán ngợp tâm trí. Có lẽ phải là nỗi nhớ khắc khoải, da diết mới khiến cho nhân vật trữ tình cất lên những câu hỏi dồn dập không có câu trả lời, nỗi nhớ bị nén chặt trong lòng rồi lại trào ra, mênh mông, mãnh liệt. Chủ thể ở đây là cô gái đang sống trong tâm trạng nhớ thương người yêu không nguôi. Trong 10 câu đầu, nỗi thương nhớ của người con gái được bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng, biện pháp nhân hóa, hình thức lặp lại, kèm theo những câu hỏi tu từ: “Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất.Khăn thương nhớ ai,Khăn vắt lên vaiKhăn thương nhớ aiKhăn chùi nước mắt.Đèn thương nhớ ai,Mà đèn không tắt.Mắt thương nhớ ai,Mắt ngủ không yên” Hình ảnh khăn được nhắc đến đầu tiên và cũng là nhiều nhất. Giống như áo, khăn vốn là những vật gần gũi và thường là vật trao duyên ấp iu kỉ niệm. Tự bao giờ trong ca dao, khăn đã là tín hiệu của giao duyên: “Gửi khăn gửi áo gửi lờiGửi đôi chàng mạng nhớ người đằng xa” Cấu trúc vắt dòng, lặp lại từ khăn ở đầu câu thơ khiến cho câu ca dao vang lên như nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc, khắc khoải, khôn nguôi. Chiếc khăn không thể làm nên câu chuyện về tình thương nỗi nhớ. Phía sau hành động đó là hình ảnh người con gái hiện lên trong trạng thái tâm lí lo lắng. Chiếc khăn là người bạn đối với người con gái, thế mà nhiều lần rơi xuống lại nhặt lên. Chiếc khăn như chứng nhân của tình yêu, thay người nói hộ nỗi lòng, an ủi động viên người đang yêu. Đó là một chuỗi những hành động tự nhiên, vô thức gắn liền với chiếc khăn, như là sự lí giải cho nỗi nhớ khiến người ta không thể lí giải được. Nỗi nhớ như có không gian, trải ra nhiều chiều, quanh quất ở mọi hướng, mọi nơi khiến cho người ta không thể yên ổn, nhìn đâu cũng thấy nhớ, dù là đứng hay ngồi cũng thấy nhớ thương. Sống trong trạng thái tâm lí như vậy thật dễ hiểu cho những cô gái bị nỗi nhớ giăng mắc: “Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa” 6 dòng thơ, 3 cặp lục bát, 24 chữ mà có tới 16 thanh bằng, đa phần là thanh không gợi liên tưởng nỗi nhớ thương bâng khuâng, mênh mông mà da diết. Nỗi nhớ có thể sôi trào mãnh liệt ở bên trong nhưng lại được gọi ra dưới hình thức ngôn từ ý vị, ngọt ngào. Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ, biết trân trọng, nâng niu nỗi nhớ, biết ghi lại nỗi nhớ trong lòng. Nếu 6 câu đầu gợi tả nỗi nhớ trải dài, lan tỏa trong không gian thì 6 câu cuối được đong đóm bằng thời gian, chuyển từ ngày sang đêm. Cấu trúc thương nhớ ai vẫn được giữ lại và nhân lên. Nỗi nhớ được gửi vào ngọn đèn. Ngọn đèn gắn với khoảng thời gian ưu tư, sầu muộn khi đêm tối. Trong không gian vò võ của đêm khuya, khi ngọn lửa cháy sáng ở đầu ngọn bấc, nỗi nhớ cũng cháy rực trong lòng cô gái trẻ. Chừng nào ngọn lửa của tình yêu còn cháy thì ngọn đèn chưa tắt. Đèn chẳng tắt vì con người còn trằn trọc thâu đêm. Đèn thương nhớ ai hay cô gái thương nhớ ai. Ai chỉ có thể là chàng trai- người đang chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim của cô gái. Không chỉ có chiếc khăn biết giãi bày tình cảm mà còn có chiếc đèn biết bộc lộ tâm tư. Nỗi nhớ đo bằng thời gian là nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ không bao giờ lụi tắt luôn thường trực trong trái tim của người đang yêu. Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua con mắt. Mượn đôi mắt để giãy bày tình cảm, cô gái trẻ đã không kìm giữ được tình cảm của mình. Qua con mắt để thấy được cả khung trời yêu thương: “Mắt em là gợn trongSoi đời anh lấp lánhNhững sớm chiều ấm lạnhMắt em là quê hương” Nghệ thuật hoán dụ đã cụ thể hóa nỗi nhớ của người con gái. Mắt ngủ không yên là hình ảnh người con gái trằn trọc, khôn nguôi. Nỗi nhớ trong tiềm thức, hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là hỏi chính mình. 5 lần câu hỏi vang lên cũng là 5 lần từ ai xoáy vào lòng mình, mãnh liệt không dứt. Còn có thể là ai khác ngoài chàng trai. Sự khẳng định phiếm chỉ đó là sự khẳng định đầy tính nghệ thuật. Vần chân và lưng được gieo xen kẽ, hòa điệu, xoắn xuýt tạo nên chuỗi âm điệu luyến láy liên hoàn suốt 10 câu thơ, gợi nỗi nhớ vừa đọng lại xoáy sâu, vừa mênh mông vô hạn, vừa nén lại vừa muốn bung ra. Dùng lối nói ngoại hiện chưa đủ, cách nói gián tiếp, ẩn dụ chưa thỏa. Hai câu cuối chuyển sang thể thơ lục bát khá tự nhiên, phù hợp, tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên: “Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề...” Hóa ra những lo phiền của cô gái ở trên là vì: Lo vì một nỗi không yên một bề. Căn nguyên của nỗi lo lắng của cô gái có thể là chàng trai không yêu cô như cô đã yêu, cũng có thể là do gia cảnh nghèo khó, cha mẹ áp đặt... Chỉ biết rằng, nỗi lo lắng ấy của mãi ám ảnh cô gái: “Lời yêu mỏng manh như lời khói Ai biết tình anh có đổi thay” Nỗi lo lắng giàu giá trị nhân văn khi cho ta thấy có khao khát mới có lo âu, có lo âu thì mới muốn xây dựng tình yêu toàn vẹn, hạnh phúc. Qua bài ca dao, ta không chỉ hình dung ra tâm trạng nhớ thương, âu lo triền miên, khắc khoải, da diết của cô gái mà còn thấy được cả thế giới tâm hồn đầy phong phú, đa dạng của người bình dân xưa. Chính vì thế, ca dao đã trở thành khúc hát của tâm hồn, là di sản quý báu của nền văn hóa, văn học dân tộc. BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO "KHĂN THƯƠNG NHỚ AI" 2 Tình yêu đôi lứa từ bao lâu nay đã là một đối tượng quan trọng của ca dao, dân ca. Bởi suy cho cùng, con người ai cũng không tránh nổi một lần nếm trái cảm xúc trong tình yêu, có thể là đắng cay, có thể là ngọt ngào mà nhiều khi cái đắng cay còn nhiều hơn những ngọt ngào. Mà đã yêu, ắt người ta sẽ nhớ, sẽ thương, sẽ tương tư, giống như cô gái trong bài ca dao “khăn thương nhớ ai”. Các tác giá dân gian đã thật tài tình trong cách thể hiện tâm trạng ấy với một chuỗi những cấu trúc lập lại: Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất.Khăn thương nhớ ai,Khăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ ai,Khăn chùi nước mắt. Chiếc khăn tay là một vật dụng rất quen thuộc với các thiếu nữ ngày xưa. Nó là sự thể hiện cho sự dịu dàng, chăm chút, nồng nàn, kín đáo của người con gái. Lấy chiếc khăn tay để làm vật biếu tượng cho tâm trạng của người thiếu nữ quả là tinh tế! Những điệp ngữ: “Khăn thương nhớ ai” cứ lập đi lập lại như những câu hỏi tu từ xoáy sâu vào lòng người đọc. Ai ở đây có lẽ là chàng trai nào đó, có thể là người yêu của cô gái nhưng có thể chỉ là một bóng hình tương tư. Khăn nhớ hay chính là người nhớ, là sự nhớ nhung mong đợi bao lâu nay của cô gái. Những cử động của chiếc khăn tay lại cho người đọc những cảm giác rõ nét hơn về tâm trạng của cô gái. Trong đêm vắng, người ta như thấy bóng hình của nàng thiếu nữ cầm chiếc khăn tay, trong tâm trạng vô định hình, khăn tay rơi xuống đất, nàng nhặt nó lên vắt lên vai, nó lại rơi, nàng lại nhặt lên, thỉnh thoảng, khi nỗi nhớ lên đến tận cũng, nàng dùng khăn tay để lau đi những giọt nước mắt khóc thầm. Những hành động ấy cảm tương như được lặp đi lặp lại trong vô thức và một tâm trạng không mấy thiết tha, dù tay làm nhưng bản thân không để ý bởi trong lòng đang trăm mối ngổn ngang tơ vò. Trong lòng nàng nhất định đang ngập tràn bao nhiêu là câu hỏi về người mình yêu, về tình cảm của người, của mình, về những mong chờ thành tiếng nhưng vì chẳn thể có câu trả lời nên tâm trạng càng thêm mông lung huyền diệu. Thực sự đó chính là những cảm tình tương tư trong tình yêu, nhất là đối với người thiếu nữ lần đầu nhận thức được tình cảm của mình thì lại càng sâu đắm. Nhưng sự tương tư ấy đâu chỉ dừng lại ở tâm trạng thẫn thờ và hành động trong vô thức, tình yêu đã làm người ta thao thức đêm trường trong muôn vàn suy nghĩ tơ vương: Đèn thương nhớ ai,Mà đèn không tắt.Mắt thương nhớ ai,Mắt ngủ không yên. Trời đã khuya nhưng đèn thì chưa chịu tắt, dầu trong đèn chẳng chịu cạn giống như những câu hỏi mông lung cứ vang lên trong đầu người thiếu nữ. Bên ánh đèn không tắt như lòng người không yên ấy, nổi bật lên đôi mắt nhớ thương của ngừi con gái. Người ta luôn nói: “Đôi mắt là của sổ tâm hồn”, chính đôi mắt là sự thể hiện rõ ràng nhất mọi tâm tư tình cảm, diễn biến nội tâm ở một con người. Mà càng là người thiếu nữ trong khi yêu, con mắt còn sinh động, chỉ riêng sự ánh lên của nó thôi ta đã thấy một biển trời nhớ thương khôn nguôi dậy sóng trong tâm tư của cô gái. Cô gái có phải chỉ là nhớ, chỉ là thương? Cô gái còn đang lo: Đêm qua em những lo phiền,Lo vì một nỗi không yên một bề… Khi đang yêu, nhất là đối với người con gái trong xã hội cũ, người ta lo đủ điều. Lo về tình cảm của chàng trai, lo về hạnh phúc tương lai, đặc biệt là lo lắng ưu phiền về bức từng hủ tục to lớn không sao phá vỡ nổi của định kiến xã hội. Hiếm có cuộc tình nào trong xã hội cũ mà được êm đềm hạnh phúc, mà khi nó bị ruồng rẫy, người con gái vẫn là thân phận chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi nhất. Nó khiến cho người ta lo nhiều hơn cả yêu, chỉ vừa mới yêu thôi đã quen với những lo phiền rồi. Từ đó làm nổi bật niềm khát khao được hạnh phúc, khát khoa một tình yêu tự do của người xưa. Vậy là người con gái đâu chỉ thương, chỉ nhớ mà còn đãng lo đủ bề không yên. Bài ca dao cho ta những liên tưởng tinh tế sâu sắc về tâm trạng của những người đang yêu, nhất là tình cảm của đôi trai gái trong xã hội cũ, để ta thấy tâm hồn dân tộc mới sâu sắc đậm đà làm sao.
Hướng dẫn làm văn cảm nhận bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 10. Ca dao thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một trật tự nhất định, thường được sáng tác theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, là cây đàn muôn điệu gảy lên khúc nhạc tâm hồn của người bình dân. Qua ca dao, ta khám phá được vô vàn những cung bậc khác nhau của tình cảm, cảm xúc. Người hát như hát lên nỗi lòng mình, người nghe như đang nghe thấu nỗi niềm của mình. Những người cùng cảnh ngộ dùng chung câu hát của nhau, coi đó là tâm sự của mình. Ca dao còn là tấm gương soi của tâm hồn dân tộc: những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng, những nỗi niềm đau khổ của số kiếp bất hạnh, lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan. Nỗi nhớ trong tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong ca dao. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu và phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”DÀN Ý PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “KHĂN THƯƠNG NHỚ AI”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu bài ca dao
2. THÂN BÀI
- 10 câu đầu: nỗi nhớ bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng
- Hình ảnh khăn được nhắc đến nhiều nhất
- Nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc, khắc khoải, khôn nguôi
- Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ
- Nỗi nhớ gửi vào ngọn đèn, nỗi nhớ đo bằng thời gian
- Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua đôi mắt
- 2 câu cuối: tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên
- Có thể là do chàng trai không yêu cô gái như cô gái đã yêu, hoặc do gia cảnh nghèo khó, gia đình áp đặt
- Nỗi lo giàu giá trị nhân văn
Khẳng định lại giá trị bài ca dao
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “KHĂN THƯƠNG NHỚ AI”
Ca dao vốn là sản phẩm do người bình dân sáng tác, ra đời từ chính cuộc sống lao động nghèo khổ nhưng cũng đậm đà tình nghĩa của nhân dân lao động. Những câu ca dao đằm thắm, mượt mà từ lâu đã trở thành thơ của vạn nhà, vạn người, nói hộ những tâm tư, tình cảm giấu kín của người lao động. Ca dao yêu thương, tình nghĩa chiếm một số lượng khá lớn trong kho tàng ca dao của dân tộc. Trong số đó, ta không thể không kể đến những bài ca dao viết về chủ đề nỗi nhớ trong tình yêu mà “Khăn thương nhớ ai” là một ví dụ tiêu biểu.
Nỗi nhớ trong tình yêu vốn là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao:
“Khăn thương nhớ ai” cũng nói về nỗi nhớ thương tan chảy cả cõi lòng nhưng đó không phải là nỗi nhớ được bộc lộ dễ dãi mà là nỗi nhớ không biết ngỏ cùng ai, cứ dần lên và choán ngợp tâm trí. Có lẽ phải là nỗi nhớ khắc khoải, da diết mới khiến cho nhân vật trữ tình cất lên những câu hỏi dồn dập không có câu trả lời, nỗi nhớ bị nén chặt trong lòng rồi lại trào ra, mênh mông, mãnh liệt. Chủ thể ở đây là cô gái đang sống trong tâm trạng nhớ thương người yêu không nguôi.
Trong 10 câu đầu, nỗi thương nhớ của người con gái được bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng, biện pháp nhân hóa, hình thức lặp lại, kèm theo những câu hỏi tu từ:
Hình ảnh khăn được nhắc đến đầu tiên và cũng là nhiều nhất. Giống như áo, khăn vốn là những vật gần gũi và thường là vật trao duyên ấp iu kỉ niệm. Tự bao giờ trong ca dao, khăn đã là tín hiệu của giao duyên:
Cấu trúc vắt dòng, lặp lại từ khăn ở đầu câu thơ khiến cho câu ca dao vang lên như nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc, khắc khoải, khôn nguôi. Chiếc khăn không thể làm nên câu chuyện về tình thương nỗi nhớ. Phía sau hành động đó là hình ảnh người con gái hiện lên trong trạng thái tâm lí lo lắng. Chiếc khăn là người bạn đối với người con gái, thế mà nhiều lần rơi xuống lại nhặt lên. Chiếc khăn như chứng nhân của tình yêu, thay người nói hộ nỗi lòng, an ủi động viên người đang yêu. Đó là một chuỗi những hành động tự nhiên, vô thức gắn liền với chiếc khăn, như là sự lí giải cho nỗi nhớ khiến người ta không thể lí giải được. Nỗi nhớ như có không gian, trải ra nhiều chiều, quanh quất ở mọi hướng, mọi nơi khiến cho người ta không thể yên ổn, nhìn đâu cũng thấy nhớ, dù là đứng hay ngồi cũng thấy nhớ thương. Sống trong trạng thái tâm lí như vậy thật dễ hiểu cho những cô gái bị nỗi nhớ giăng mắc:
6 dòng thơ, 3 cặp lục bát, 24 chữ mà có tới 16 thanh bằng, đa phần là thanh không gợi liên tưởng nỗi nhớ thương bâng khuâng, mênh mông mà da diết. Nỗi nhớ có thể sôi trào mãnh liệt ở bên trong nhưng lại được gọi ra dưới hình thức ngôn từ ý vị, ngọt ngào. Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ, biết trân trọng, nâng niu nỗi nhớ, biết ghi lại nỗi nhớ trong lòng.
Nếu 6 câu đầu gợi tả nỗi nhớ trải dài, lan tỏa trong không gian thì 6 câu cuối được đong đóm bằng thời gian, chuyển từ ngày sang đêm. Cấu trúc thương nhớ ai vẫn được giữ lại và nhân lên. Nỗi nhớ được gửi vào ngọn đèn. Ngọn đèn gắn với khoảng thời gian ưu tư, sầu muộn khi đêm tối. Trong không gian vò võ của đêm khuya, khi ngọn lửa cháy sáng ở đầu ngọn bấc, nỗi nhớ cũng cháy rực trong lòng cô gái trẻ. Chừng nào ngọn lửa của tình yêu còn cháy thì ngọn đèn chưa tắt. Đèn chẳng tắt vì con người còn trằn trọc thâu đêm. Đèn thương nhớ ai hay cô gái thương nhớ ai. Ai chỉ có thể là chàng trai- người đang chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim của cô gái. Không chỉ có chiếc khăn biết giãi bày tình cảm mà còn có chiếc đèn biết bộc lộ tâm tư. Nỗi nhớ đo bằng thời gian là nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ không bao giờ lụi tắt luôn thường trực trong trái tim của người đang yêu.
Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua con mắt. Mượn đôi mắt để giãy bày tình cảm, cô gái trẻ đã không kìm giữ được tình cảm của mình. Qua con mắt để thấy được cả khung trời yêu thương:
Nghệ thuật hoán dụ đã cụ thể hóa nỗi nhớ của người con gái. Mắt ngủ không yên là hình ảnh người con gái trằn trọc, khôn nguôi. Nỗi nhớ trong tiềm thức, hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là hỏi chính mình. 5 lần câu hỏi vang lên cũng là 5 lần từ ai xoáy vào lòng mình, mãnh liệt không dứt. Còn có thể là ai khác ngoài chàng trai. Sự khẳng định phiếm chỉ đó là sự khẳng định đầy tính nghệ thuật. Vần chân và lưng được gieo xen kẽ, hòa điệu, xoắn xuýt tạo nên chuỗi âm điệu luyến láy liên hoàn suốt 10 câu thơ, gợi nỗi nhớ vừa đọng lại xoáy sâu, vừa mênh mông vô hạn, vừa nén lại vừa muốn bung ra.
Dùng lối nói ngoại hiện chưa đủ, cách nói gián tiếp, ẩn dụ chưa thỏa. Hai câu cuối chuyển sang thể thơ lục bát khá tự nhiên, phù hợp, tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên:
Hóa ra những lo phiền của cô gái ở trên là vì: Lo vì một nỗi không yên một bề. Căn nguyên của nỗi lo lắng của cô gái có thể là chàng trai không yêu cô như cô đã yêu, cũng có thể là do gia cảnh nghèo khó, cha mẹ áp đặt... Chỉ biết rằng, nỗi lo lắng ấy của mãi ám ảnh cô gái:
Nỗi lo lắng giàu giá trị nhân văn khi cho ta thấy có khao khát mới có lo âu, có lo âu thì mới muốn xây dựng tình yêu toàn vẹn, hạnh phúc.
Qua bài ca dao, ta không chỉ hình dung ra tâm trạng nhớ thương, âu lo triền miên, khắc khoải, da diết của cô gái mà còn thấy được cả thế giới tâm hồn đầy phong phú, đa dạng của người bình dân xưa. Chính vì thế, ca dao đã trở thành khúc hát của tâm hồn, là di sản quý báu của nền văn hóa, văn học dân tộc.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO "KHĂN THƯƠNG NHỚ AI" 2
Tình yêu đôi lứa từ bao lâu nay đã là một đối tượng quan trọng của ca dao, dân ca. Bởi suy cho cùng, con người ai cũng không tránh nổi một lần nếm trái cảm xúc trong tình yêu, có thể là đắng cay, có thể là ngọt ngào mà nhiều khi cái đắng cay còn nhiều hơn những ngọt ngào. Mà đã yêu, ắt người ta sẽ nhớ, sẽ thương, sẽ tương tư, giống như cô gái trong bài ca dao “khăn thương nhớ ai”. Các tác giá dân gian đã thật tài tình trong cách thể hiện tâm trạng ấy với một chuỗi những cấu trúc lập lại:
Nhưng sự tương tư ấy đâu chỉ dừng lại ở tâm trạng thẫn thờ và hành động trong vô thức, tình yêu đã làm người ta thao thức đêm trường trong muôn vàn suy nghĩ tơ vương:
Vậy là người con gái đâu chỉ thương, chỉ nhớ mà còn đãng lo đủ bề không yên. Bài ca dao cho ta những liên tưởng tinh tế sâu sắc về tâm trạng của những người đang yêu, nhất là tình cảm của đôi trai gái trong xã hội cũ, để ta thấy tâm hồn dân tộc mới sâu sắc đậm đà làm sao.