05/02/2018, 10:07

Văn lớp 10: Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi

Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi lớp 10 hay nhất có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể Văn học trung đại Việt Nam là một kho tàng ngôn ngữ quý báu. Qua đó ta hiểu được những giá trị văn hóa thời ấy và những nét đẹp trong văn chương. Trong văn học trung đại có rất ...

Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi lớp 10 hay nhất có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể Văn học trung đại Việt Nam là một kho tàng ngôn ngữ quý báu. Qua đó ta hiểu được những giá trị văn hóa thời ấy và những nét đẹp trong văn chương. Trong văn học trung đại có rất nhiều nghệ sĩ là anh hùng dân tộc, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, người có tâm lòng tự như sao khuê, không lúc nào nguôi lo lắng cho an nguy đất nước. Ngay cả khi ông về ở ẩn vui với thiên nhiên hoa cỏ, lòng ông vẫn luôn lo lắng về tương lai của nước nhà. Lòng ông được bộc bạch thổ lộ qua Quốc Âm Thi Tập, một tập thơ nôm sớm nhất có vai trò quan trọng đặt nên móng mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng việt. Đặc biệt là bài thơ Cảnh Ngày Hè- bài thơ số 43 trong tập thơ chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời và muôn dân. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè ( bảo kính cảnh giới) để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé. DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ LỚP 10 I MỞ BÀI: Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm II THÂN BÀI Câu thơ đầu:Âm điệu kéo dài, 6 tiếng Bức chân dung tự họa: tư thế nhàn hạ, ung dung Thời khắc an nhàn hiếm hoi trong cuộc đời Năm câu thơ sau: bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống Thiên nhiên:Cảnh sắc thiên nhiên mùa hè là bông hòa ngoài sân, màu xanh của lá, hoa lựu đỏ thắm Mỗi cây có một dáng vẻ màu sắc riêng gặp nhau ở sự vươn mình Cảnh vật bung ra Cuộc sống:Lao xao, nộn nhịp từ chợ cá, đó là âm thanh của sự sống Âm thanh tiếng ve được ví như tiếng đàn Hình ảnh đời thường Âm thanh gợi một cuộc sống no đủ,vui tươi, rộn rã Hai câu cuối: khát vọng của nhà thơ Điển tích; Ngu cầm ( ước mong đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong ca ngợi cuộc sống thanh bình Khát vọng cao đẹp của một người nghệ sĩ đồng thời là một triết nhân mong dân đủ ấm no hạnh phúc BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ LỚP 10 Nguyễn Trãi không chỉ là vị anh hùng mà còn là nhà văn hóa , nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ nôm của dân tộc. Trong các thi phẩm của ông, bài thơ cảnh ngày hè hay còn gọi là Bảo kính cảnh giới được ông viết lúc ở ẩn là bài thơ đặc sắc. Cảnh ngày hè thể hiện vẻ độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hông yêu thiên nhiên , yêu đời, yêu nhân dân của Nguyễn Trãi. Mở đầu bài thơ là lời kể về cuộc sống nhàn hạ của ông khi cáo quen về ở ẩn: Rồi hóng mát thuở ngày trường Câu thơ với 6 tiếng, âm điệu kéo dài, nhịp thơ đỗi lạ lùng khiến ta hình dung đó là một ngày dài nhàn hạ, tác giả với tư thế ung dung. Nhưng dường như việc hóng mát không đem lại sự nhàn hạ thật sự bởi Nguyễn Trãi là người tâm không nhàn ,thân không nhàn. Ông đã từng băn khoăn, chắc chở về việc nước. Đặt trong nỗi truân chuyên của cuộc đời , suôt đời với nước, với muôn dân. Một phút thanh nhàn quả là hiếm hoi. Trong những ngày nhàn tản ấy, Nguyễn Trãi thu vào hồn mình bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống sôi động: Hòe đục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Ba câu thơ mở đầu, tái hiện một bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè. Cảnh sắc thiên nhiên trước hết là bông hòe dưới sân,màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ. Và khi tác giả dùng động từ “đùn đùn” có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phong khoáng. Dường như tầm nhìn của tác giả trải dài từ xa tới gần với màu đỏ thắm của hoa lựu cùng sắc hồng nhẹ nhàng của hoa sen ta hương thơm ngát. Một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn,rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế qua ba câu thơ cô đọng. Hôn nghệ sĩ cũng say đắm cùng thiên nhiên, giao cảm với trần thế xua đi bào mệt mỏi. Không chỉ giao cảm, hưởng thụ nét đẹp giản dị của thiên nhiên Nguyễn Trãi còn cảm nhận cuộc sống lao động bình dị ở nơi đây: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dường như đây là một sự chuyển đổi cảm giác hoàn hảo từ thị giác, khứu giác sang thính giác. Ông lắng nghe những âm thanh xa xa của cuộc sống. Tiếng “lao xao” âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đang xen vào cảm nhạn của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình. Nhưng hình như Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân. Dù cuộc sống lao động đã khuấy động tâm trí nhà thơ nhưng đâu đây vấn có tiếng ve “dắng dỏi”, âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng. Tiếng ve trầm bổng , ngắn dài được ví với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè oi ả như một bản đàn lôi cuốn, mạnh mẽ và tràn đầy sắc sống căng tràn. Bức tranh thiên nhiên ấy qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy đã làm cho bản thân ẩn sĩ lay động, thôi thúc ông hòa cùng niềm vui của sự sống để quên đi nỗi sầu nước non. Chính thiên nhiên và cuộc sống ngoài kia thổi vào hồn ẩn sĩ những khát vọng lớn lao hướng tới đất nước, tới cuộc đời chung: Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương. Quả thật, đối với vị anh hùng dân tộc, khát vọng ấy luôn ấp ủ trong tâm. Đó là mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân. Tác giả ước mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong. Đây là một điển tích tác giả sự dụng nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân, ta hiểu rằng tuy đã lánh mình tránh xa nơi “ồn ào” nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn một lòng “ưu quốc ái dân”, vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc. Những khát vọng hoài bão ấy là điểm quy tụ hồn thơ Ức Trai : cuộc đời vì nước vì dân. Bảo kính cảnh giới- gương báu răn mình, có sức chứa đựng vô cùng lớn những giá trị tư tưởng và khát vọng hướng về thiên nhiên và cuộc sống của vị anh hùng dân tộc. Bài thơ mở ra cho dân tộc một con đường mới để phát triển thơ tiếng việt.

Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi lớp 10 hay nhất có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể

Văn học trung đại Việt Nam là một kho tàng ngôn ngữ quý báu. Qua đó ta hiểu được những giá trị văn hóa thời ấy và những nét đẹp trong văn chương. Trong văn học trung đại có rất nhiều nghệ sĩ là anh hùng dân tộc, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, người có tâm lòng tự như sao khuê, không lúc nào nguôi lo lắng cho an nguy đất nước. Ngay cả khi ông về ở ẩn vui với thiên nhiên hoa cỏ, lòng ông vẫn luôn lo lắng về tương lai của nước nhà. Lòng ông được bộc bạch thổ lộ qua Quốc Âm Thi Tập, một tập thơ nôm sớm nhất có vai trò quan trọng đặt nên móng mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng việt. Đặc biệt là bài thơ Cảnh Ngày Hè- bài thơ số 43 trong tập thơ chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời và muôn dân. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè ( bảo kính cảnh giới) để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.

DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ LỚP 10
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm

II THÂN BÀI
Câu thơ đầu:
  • Âm điệu kéo dài, 6 tiếng
  • Bức chân dung tự họa: tư thế nhàn hạ, ung dung
  • Thời khắc an nhàn hiếm hoi trong cuộc đời

Năm câu thơ sau: bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống
Thiên nhiên:
  • Cảnh sắc thiên nhiên mùa hè là bông hòa ngoài sân, màu xanh của lá, hoa lựu đỏ thắm
  • Mỗi cây có một dáng vẻ màu sắc riêng gặp nhau ở sự vươn mình
  • Cảnh vật bung ra

Cuộc sống:
  • Lao xao, nộn nhịp từ chợ cá, đó là âm thanh của sự sống
  • Âm thanh tiếng ve được ví như tiếng đàn
  • Hình ảnh đời thường
  • Âm thanh gợi một cuộc sống no đủ,vui tươi, rộn rã

Hai câu cuối: khát vọng của nhà thơ
Điển tích; Ngu cầm ( ước mong đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong ca ngợi cuộc sống thanh bình
Khát vọng cao đẹp của một người nghệ sĩ đồng thời là một triết nhân mong dân đủ ấm no hạnh phúc

BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ LỚP 10
Nguyễn Trãi không chỉ là vị anh hùng mà còn là nhà văn hóa , nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ nôm của dân tộc. Trong các thi phẩm của ông, bài thơ cảnh ngày hè hay còn gọi là Bảo kính cảnh giới được ông viết lúc ở ẩn là bài thơ đặc sắc. Cảnh ngày hè thể hiện vẻ độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hông yêu thiên nhiên , yêu đời, yêu nhân dân của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ là lời kể về cuộc sống nhàn hạ của ông khi cáo quen về ở ẩn:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ với 6 tiếng, âm điệu kéo dài, nhịp thơ đỗi lạ lùng khiến ta hình dung đó là một ngày dài nhàn hạ, tác giả với tư thế ung dung. Nhưng dường như việc hóng mát không đem lại sự nhàn hạ thật sự bởi Nguyễn Trãi là người tâm không nhàn ,thân không nhàn. Ông đã từng băn khoăn, chắc chở về việc nước. Đặt trong nỗi truân chuyên của cuộc đời , suôt đời với nước, với muôn dân. Một phút thanh nhàn quả là hiếm hoi.

Trong những ngày nhàn tản ấy, Nguyễn Trãi thu vào hồn mình bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống sôi động:
Hòe đục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Ba câu thơ mở đầu, tái hiện một bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè. Cảnh sắc thiên nhiên trước hết là bông hòe dưới sân,màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ. Và khi tác giả dùng động từ “đùn đùn” có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phong khoáng. Dường như tầm nhìn của tác giả trải dài từ xa tới gần với màu đỏ thắm của hoa lựu cùng sắc hồng nhẹ nhàng của hoa sen ta hương thơm ngát. Một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn,rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế qua ba câu thơ cô đọng. Hôn nghệ sĩ cũng say đắm cùng thiên nhiên, giao cảm với trần thế xua đi bào mệt mỏi.

Không chỉ giao cảm, hưởng thụ nét đẹp giản dị của thiên nhiên Nguyễn Trãi còn cảm nhận cuộc sống lao động bình dị ở nơi đây:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dường như đây là một sự chuyển đổi cảm giác hoàn hảo từ thị giác, khứu giác sang thính giác. Ông lắng nghe những âm thanh xa xa của cuộc sống. Tiếng “lao xao” âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đang xen vào cảm nhạn của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình. Nhưng hình như Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân. Dù cuộc sống lao động đã khuấy động tâm trí nhà thơ nhưng đâu đây vấn có tiếng ve “dắng dỏi”, âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng. Tiếng ve trầm bổng , ngắn dài được ví với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè oi ả như một bản đàn lôi cuốn, mạnh mẽ và tràn đầy sắc sống căng tràn. Bức tranh thiên nhiên ấy qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy đã làm cho bản thân ẩn sĩ lay động, thôi thúc ông hòa cùng niềm vui của sự sống để quên đi nỗi sầu nước non.

Chính thiên nhiên và cuộc sống ngoài kia thổi vào hồn ẩn sĩ những khát vọng lớn lao hướng tới đất nước, tới cuộc đời chung:
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.
Quả thật, đối với vị anh hùng dân tộc, khát vọng ấy luôn ấp ủ trong tâm. Đó là mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân. Tác giả ước mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong. Đây là một điển tích tác giả sự dụng nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân, ta hiểu rằng tuy đã lánh mình tránh xa nơi “ồn ào” nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn một lòng “ưu quốc ái dân”, vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc. Những khát vọng hoài bão ấy là điểm quy tụ hồn thơ Ức Trai : cuộc đời vì nước vì dân.

Bảo kính cảnh giới- gương báu răn mình, có sức chứa đựng vô cùng lớn những giá trị tư tưởng và khát vọng hướng về thiên nhiên và cuộc sống của vị anh hùng dân tộc. Bài thơ mở ra cho dân tộc một con đường mới để phát triển thơ tiếng việt.
0