16/01/2018, 12:30

Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề

Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề Lễ cúng Tổ nghề Cúng tổ nghề sân khấu - Mỗi nghề có một vị Thánh sư. Các vị Thánh sư trước đây có thể cũng chỉ là những người thường, vì có công dạy nghề cho dân nên ...

Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề

Cúng tổ nghề sân khấu - Mỗi nghề có một vị Thánh sư. Các vị Thánh sư trước đây có thể cũng chỉ là những người thường, vì có công dạy nghề cho dân nên được tôn thờ cho đến ngày nay. Để tỏ lòng biết ơn đến Ông Tổ nghề, VnDoc xin gợi ý bài văn khấn sau đây, hi vọng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thành công trong sự nghiệp của mình và gia đình.

Văn khấn gia tiên

Bài khấn khi đi chùa

Văn khấn cúng Thần tài Thổ địa

Hàng tháng, bên cạnh những ngày cúng sóc vọng, tuần tiết, giỗ tết, trong khi cúng gia tiên và Thổ công, người ta còn cúng Thánh sư. Trong một năm, lễ cúng Thánh sư quan trọng nhất nhằm vào ngày kỵ nhật của Thánh sư.

Các vị Thánh sư (ông tổ nghề) được mọi người tôn trọng. Tại nhiều nơi, những người cùng làm một nghề, cùng buôn một thứ, hợp nhau thành phường, có miếu thờ Thánh sư riêng, giỗ Thánh sư gọi là giỗ phường. Tuy nhiên, tại các tư gia, người ta vẫn cúng riêng để tỏ lòng tưởng nhớ tới ông tổ nghề mình.

Mỗi nghề có một vị Thánh sư. Các vị Thánh sư trước đây có thể cũng chỉ là những người thường, vì có công dạy nghề cho dân nên được tôn thờ.

Những người hành nghề, mỗi khi gặp việc trắc trở, đều làm lễ cầu khẩn Thánh sư phù hộ cho gặp may mắn.

Bài văn khấn cúng Tổ nghề sân khấu:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ...............................................................................

Ngụ tại.............................................................................................

Hôm nay là ngày... tháng..... năm........... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề.....................................................

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề............................................. thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Các tổ ngành sân khấu Việt Nam

  • Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.
  • Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.
  • Tống Hữu Định (1896-1932) là ông tổ Cải Lương. Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho, cũng là người được cho là có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu.
  • Vũ Đình Long tổ nghề kịch nói.
  • Trần Quốc Đĩnh tổ nghề hát xẩm.
  • Đinh Dự tổ nghề ca trù Việt Nam. Ông được nhiều vùng có di sản ca trù thờ phụng như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.] Ca trù sau này còn có một số vị tổ nghề địa phương như: Phan Tôn Chu tổ nghề ca trù Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Đào Thị Huệ tổ nghề ca trù Đào Đặng, Hưng Yên.
  • Nguyễn Lan Hương (1887 – 1949) tổ nghề nhiếp ảnh (chủ cửa hiệu Hương Ký, là một hiệu ảnh ở phố Hàng Trống, bây giờ là khách sạn Phú Gia). Có thông tin khác lại cho là Đặng Huy Trứ là tổ nghề nhiếp ảnh.

Giỗ tổ sân khấu năm 2017 ngày mấy?

Hằng năm vào 3 ngày 11, 12, 13 Tháng Tám Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ. Năm 2017, giỗ tổ ngành sân khấu diễn ra vào ngày 30/9 và 1, 2/20/2017 dương lịch.

0