21/02/2018, 08:31

[Văn học 12] Cảm nhận đoạn thơ tù câu 21 – 24 trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu

Văn học 12 __ Tố Hữu __ Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ tù câu 21 – 24 trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu Cảm nhận đoạn thơ tù câu 21 – 24 trong bài thơ “Việt ...

Văn học 12

                                                    __ Tố Hữu __

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ tù câu 21 – 24 trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu

Cảm nhận đoạn thơ tù câu 21 - 24 trong bài thơ "Việt Bắc" - Tố HữuCảm nhận đoạn thơ tù câu 21 – 24 trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu

Bài làm:

Ở thời khắc chia tay lịch sử, trong lòng đồng bào ở lại dấy lên mỗi băn khoăn lớn là cán bộ miền xuôi có nhớ không? Ngữ điệu hỏi “có nhớ” xuyên suốt toàn lời nhắn nhủ của đồng bào Việt Bắc. Hiểu thấu mối băn khoăn của đồng bào, cán bộ về xuôi đã khẳng định nghĩa tình thủy chung, son sắt:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

Lối xưng hô « ta – mình » đậm đà màu sắc ca dao, dân ca đầy xúc cảm yêu thương. Cặp đại từ « ta – mình » hoán đổi vị trí thật linh hoạt, khéo léo tự nhiên. Ta – mình, mình – ta cứ xoắn xuýt thật nồng nàn, máu thịt giữa kẻ ở người đi, tuy hai mà một. Nếu ở câu thơ trên, nghĩa tình khăng khít giữa đồng bào cán bộ được thể hiện kín đáo qua nghệ thuật hoán đổi cặp đại từ « ta – mình » thì đến câu thơ « lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh » lại được lặp lại một cách rõ ràng. Câu thơ vang lên như một lời thề son sắt, thủy chung. Câu thơ tám chữ mà có đến sáu chữ cùng khẳng định nghĩa tình. Là trước sau như một, không thay đổi theo thời gian, mặn mà, nồng nàn, thắm thiết, sâu đậm. Dù cuộc đời có thăng trầm đảo điên, đổi trắng thay đen, lòng ta vẫn không thay đổi. « Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh »  đẹp biết bao nghĩa tình bất biến giữa dòng đời vạn biến. Tình nghĩa cách mạng giữa cán bộ kháng chiến với đồng bào miền Bắc đã nhập sâu vào truyền thống thủy chung cao đẹp của người Việt :

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Hay

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn chơ chơ

Sự đồng điệu là một nét son đẹp giữa đồng bào cán bộ. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong cặp đối đáp. Đồng bào ở lại hỏi : Mình đi mình có nhớ mình, cán bộ đáp Mình đi mình lại nhớ mình. Chỉ thay chữ « có » thành chữ « lại »  đã đáp trọn tình ý sâu xa mà đồng bào đã nhắn gửi. Cán bộ về xuôi chẳng những sẽ mãi nhớ đồng bào ở lại mà còn chẳng bao giờ quên quá khứ, không đánh mất chính mình. Nếu câu thơ được viết theo lối thông thường Ta đi ta lại nhớ mình thì chắc chắn không có lời đáp lại trọn vẹn, không có sự thú vị như đã thấy. Thật xác đáng, khi có nhà nghiên cứu đã quả quyết khẳng định : « ‘Mình đi mình có nhớ mình’ và ‘Mình đi mình lại nhớ mình’ là những câu thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc cũng là sáng tạo lớn nhất của Tố Hữu.

Nghĩa tình Cách mạng con được cán bộ miên xuôi khẳng định qua hình ảnh so sánh đậm màu sắc dân gian : Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu. Nước trong nguồn bao lao, vô tận, không bao giờ vơi cạn. Người Việt xưa dùng hình ảnh nước trong nguồn làm biểu tượng tình mẫu tử thiêng liêng :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đến Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng hình ảnh nước trong nguồn để khẳng định nghĩa tình giữa cán bộ, đồng bào miền ngược với miền xuôi . Khó có cáh nói nào về tình nghĩa Cách mạng thiêng liêng hơn cách nói của Tố Hữu. Cặp từ qua lại « bao nhiêu, bấy nhiêu » càng khơi sâu hơn cái vô cùng, vô tận của tình nghĩa sâu nặng.

Nguồn:  

0