​Văn hóa doanh nghiệp khác nhau giữa Mỹ và Nhật

Tìm hiểu về Business Etiquette – văn hóa doanh nghiệp của 2 quốc gia Mỹ và Nhật Bản Business Etiquette – văn hóa doanh nghiệp chỉ thái độ, kinh nghiệm, niềm tin và các giá trị trong một tổ chức, là chuẩn mực hành vi và các giá trị được chia sẻ bởi các thành viên trong một tổ chúc. ...

Tìm hiểu về Business Etiquette – văn hóa doanh nghiệp của 2 quốc gia Mỹ và Nhật Bản 

Business Etiquette – văn hóa doanh nghiệp chỉ thái độ, kinh nghiệm, niềm tin và các giá trị trong một tổ chức, là chuẩn mực hành vi và các giá trị được chia sẻ bởi các thành viên trong một tổ chúc. Tuy có nhiều nét tương đồng song văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Nhật Bản lại cũng có nhiều điểm tương phản hoàn toàn với nhau. Sau đây, hãy cùng Diendantienganh tìm hiểu những điểm khác biệt về business etiquette của 2 cương quốc kinh tế lớn hàng đầu thế giới này.

9 điểm khác nhau trong văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Nhật

1. Thời gian đưa ra quyết định kinh doanh

Doanh nghiệp Mỹ thường đưa ra quyết định khá nhanh chóng, do vậy mà có thể dẫn đến một số sai lầm không mong muốn. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đưa ra quyết định của mình sau một thời gian dài bàn bạc kĩ lưỡng, nhưng đó cũng là lí do đôi khi hơi bảo thủ.

2. Vai trò của cá nhân và tập thể

Đối với Mỹ, các tôi ca nhân khá quan trọng và đóng vai trò quyết định vào mục tiêu chung của công. Tuy nhiên, thành công lại mang tính nổ lực của cả một tập thể đối với người Nhật.

3. Lợi nhuận

Người Mỹ khá quan trọng lợi nhuận, họ có thể làm mọi cách để thu được lợi nhuận nhưng các công ty Nhật ngoài việc quan tâm về lợi nhuận họ còn tính toán xem xét chi phí cho quá trình tạo ra lợi nhuận đó.
 


Công ty Nhật thường chỉ đưa ra quyết định sau khi đã bàn bạc kĩ lưỡng (nguồn: BBC)

4. Đầu tư mạo hiểm

Nét văn hóa khá dễ thấy ở các doanh nghiệp Nhật là họ sẽ chỉ đưa ra quyết định với những gì mà họ chắc chắn. Ngược lại, các công ty Mỹ lại liều lĩnh hơn trong các thương vụ làm ăn. Họ sẵn sang cam kết thỏa mãn tất cả các điều kiện của đối tác khi mà năng lực của họ chỉ có thể làm đáp ứng được 50 – 70% các điệu kiện đó. Thế nhưng khi đã làm, người tập trung để đáp ứng được 100%.

5. Sự thống nhất trong công việc

Mỹ là quốc gia đa văn hóa, do đó, không thể tránh khỏi những luồn tư duy khác nhau từ nhiều nền văn hóa trong doanh nghiệp Mỹ. Chính vì lẽ đó mà công ty Mỹ thường thống nhất mọi thứ ngay từ đầu để công việc thuận lợi. Ngược lại, các nhân viên trong công ty Nhật khá thấu hiểu môi trường và điều kiện làm việc chung của công ty do đó họ có thể làm việc tốt mà không cần trao đổi trước.

6. Giao tiếp với khách hàng

Liên hệ khách hàng qua điện thoại và email là văn hóa làm việc vốn có của người Mỹ. Người Nhật lại chuộng các cuộc gặp gỡ khách hàng trực tiếp. 
 


Người Nhật thường chuộng các cuộc gặp khách hàng trực tiếp (nguồn: teachingenglish) 

7. Các buổi họp Giao tiếp với khách hàng

Người Mỹ ưa chuộng những cuộc họp mặt ngắn, ít người vì họ cho rằng dễ tương tác hơn, trong khi người Nhật thích tập hợp nhiều người như các tổ chức các cuộc họp đông người để lấy sự đồng thuận.

8. Phong cách làm việc

Các doanh nghiệp Mỹ có sự phóng khoáng hơn trong phong cách làm việc. Họ cho phép nhân viên làm việc ở nhà nếu có thể, chỗ làm cũng được bố trí phòng nghỉ và các phòng chức năng khác để nhân viên có thể nghỉ ngơi, thư giãn. Đối với Nhật, nhân viên hầu hết làm việc tại văn phòng. Các văn phòng này mô hình thường giống như trường học và chú trọng sự nghiêm túc.

9. Đời sống cá nhân

Thời gian dành cho bản thân và gia đình là ưu tiên được đặt lên hàng đầu đối với người Mỹ, hướng tới sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của người Nhật lại chính là công việc. 
 


Công ty Mỹ có sự phóng khoáng hơn trong phong cách làm việc (nguồn: googleoffice)
 



Theo Duhocvietsee
 

0